Điều 272 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy

2066

Điều 272 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy

Chi tiết Điều 272 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 272. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thủy;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

+ Những người điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy mới là chủ thể của tội phạm này.

+ Người điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy là người trực tiếp điều khiển phương tiện như: tàu, thuyền có động cơ; bè mảng; các cấu trúc nổi được sử dụng vào mục đích giao thông, vận tải hoặc kinh doanh dịch vụ trên đường thủy nội địa.

+ Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này được thực hiện do vô ý hoặc không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Cũng như đối với tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông, người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường sắt là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).

  • Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường thủy. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vùng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải (khoản 4 Điều 3 Luật giao thông đường thủy nội địa).

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là phương tiện giao thông đường thủy gồm: tàu, thuyền và các dấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.

  • Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan người phạm tội này, có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:

  • Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao.
  • Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy định hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác.
  • Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ.

Việc xác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy phải căn cứ vào Luật giao thông đường thủy nội địa.

+ Hậu quả:

Là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa  gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.

Cũng như đối với các quy định tại Điều 202 và 208 Bộ luật hình sự trong khi chưa có hướng dẫn chính thức, có thể căn cứ vào Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng đối với trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây ra, vì thiệt hại cũng là hậu quả trực tiếp do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây ra.

+ Các dấu hiệu khách quan khác:

Ngoài hành vi khách quan, đối với tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như: phương tiện giao thông đường thủy (tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa). Mỗi loại phương tiện lại có quy định riêng.

Ví dụ: phương tiện thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước. Bè là phương tiện được kết ghép lại bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác để di chuyển hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển tạm thời trên đường thủy nội địa.

Văn bản hướng dẫn:

Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/3/2013 của Bộ công an, Bộ quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX  của Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông.

  • Hướng dẫn khoản 1:

Điều 10. Về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 212 Bộ luật hình sự)

  1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường thủyquy định tại khoản 1 Điều 212 Bộ luật hình sựlà người có quan hệ trực tiếp (thuyền trưởng, thuyền phó, hoa tiêu, người lái phương tiện) đến việc bảo đảm an toàn của phương tiện giao thông đường thủy.
  2. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy quy định tại khoản 1 Điều 212 Bộ luật hình sựlà hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về an toàn giao thông đường thủy (vi phạm quy tắc giao thông đường thủy; vi phạm quy định về tín hiệu của phương tiện; vi phạm quy định về hoạt động của phương tiện trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa; vi phạm quy định về vận chuyển hành khách; vi phạm quy định về xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện; vi phạm chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện; vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm; vi phạm quy định về hoa tiêu) và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.
  • Hướng dẫn điểm a khoản 2:

Điều 1: Giải thích từ ngữ

  1. Không có giấy phép hoặc bằng (hoặc bằng lái, bằng lái xe) hoặc chứng chỉ chuyên môn quy định tại điểm a khoản 2 các điều 202, 208, 212; khoản 1 các điều 205, 211, 215, 219 Bộ luật hình sự là một trong những trường hợp sau đây:
  2. a) Chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép, bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với loại phương tiện đang chỉ huy, điều khiển mà theo quy định của pháp luật, khi chỉ huy, điều khiển loại phương tiện đó phải có giấy phép, bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
  3. b) Chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép, bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với loại phương tiện đang chỉ huy, điều khiển mà theo quy định của pháp luật, khi chỉ huy, điều khiển loại phương tiện đó phải có giấy phép, bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
  4. c) Chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông trong thời hạn bị cơ quan có thẩm quyền cấm chỉ huy, điều khiển phương tiện đó.

* Cần chú ý khi áp dụng tình tiết không có giấy phép hoặc bằng (hoặc bằng lái, bằng lái xe) hoặc chứng chỉ chuyên môn:

– Thời hạn sử dụng của giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp được tính từ ngày cấp phép đến khi hết hạn ghi trên giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đó (hoặc theo quy định của pháp luật về thời hạn của giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đó).

– Trường hợp người chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đã bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn mà cần tiếp tục chỉ huy, điều khiển phương tiện nốt hành trình còn lại thì trên hành trình đó không bị coi là không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

– Hướng dẫn điểm b khoản :

Điều 10. Về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 212 Bộ luật hình sự)

  1. Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy địnhquy định tại điểm b khoản 2 Điều 212 Bộ luật hình sự là trường hợp điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở.
  2. Say do dùng các chất kích thích mạnh khácquy định tại điểm b khoản 2 Điều 212 Bộ luật hình sự là trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy đang trong tình trạng say do sử dụng ma túy hoặc các chất mà sau khi sử dụng có biểu hiện say như người sử dụng ma túy, rượu, bia.

 

 

 

Điều 275 Bộ luật Hình sự quy định về tội

Chi tiết Điều 275 Bộ điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy  luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 275. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy
1. Người nào điều động người không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

  • Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm trực tiếp trong việc điều động, giao cho người điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy hoặc bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (như chủ sở hữu phương tiện…)

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

  • Khách thể của tội phạm:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người.

  • Mặt khách quan của tội phạm: 

+ Về hành vi:

Có hành vi điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy. Được thể hiện như phân công, giao trách nhiệm cho người không có giấy phép, không có bằng lái các phương tiện giao thông đường thủy như tàu, ghe, xà lan… hoặc người bị khuyết tật bẩm sinh như người bị cụt tay, chân… điều khiển các phương tiện đó (tàu, ghe, xà lan…)

+ Dấu hiệu khác:

 Hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đã gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành vi vi phạm hành chính về tội này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Văn bản hướng dẫn:

Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/3/2013 của Bộ công an, Bộ quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX  của Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông.

Điều 11. Về tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy (Điều 215 Bộ luật hình sự)

  1. Người không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 215 Bộ luật hình sự là người không thông hiểu các quy định về trật tự an toàn giao thông đường thủy; người không đủ sức khỏe, tuổi để điều khiển phương tiện; người đang trong tình trạng say do sử dụng ma túy, rượu, bia hoặc các chất mà sau khi sử dụng có biểu hiện say như người sử dụng ma túy, rượu, bia.
  2. Khi áp dụng Điều luật này cần chú ý:

Trường hợp người được điều động biết mình không có đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vẫn thực hiện theo sự điều động thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo Điều 212 Bộ luật hình sựnếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này. Trường hợp người được điều động đã đề đạt, từ chối thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng vẫn phải chấp hành sự điều động đó thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm theo quy định tại Điều 212 Bộ luật hình sự.

Điều 1. Giải thích từ ngữ

  1. Không có giấy phép hoặc bằng (hoặc bằng lái, bằng lái xe) hoặc chứng chỉ chuyên môn quy định tại điểm a khoản 2 các điều 202, 208, 212; khoản 1 các điều 205, 211, 215, 219 Bộ luật hình sự là một trong những trường hợp sau đây:
  2. a) Chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép, bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với loại phương tiện đang chỉ huy, điều khiển mà theo quy định của pháp luật, khi chỉ huy, điều khiển loại phương tiện đó phải có giấy phép, bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
  3. b) Chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép, bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với loại phương tiện đang chỉ huy, điều khiển mà theo quy định của pháp luật, khi chỉ huy, điều khiển loại phương tiện đó phải có giấy phép, bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
  4. c) Chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông trong thời hạn bị cơ quan có thẩm quyền cấm chỉ huy, điều khiển phương tiện đó.

* Cần chú ý khi áp dụng tình tiết không có giấy phép hoặc bằng (hoặc bằng lái, bằng lái xe) hoặc chứng chỉ chuyên môn:

– Thời hạn sử dụng của giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp được tính từ ngày cấp phép đến khi hết hạn ghi trên giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đó (hoặc theo quy định của pháp luật về thời hạn của giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đó).

– Trường hợp người chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đã bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn mà cần tiếp tục chỉ huy, điều khiển phương tiện nốt hành trình còn lại thì trên hành trình đó không bị coi là không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

Điều 10. Về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 212 Bộ luật hình sự)

  1. Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy địnhquy định tại điểm b khoản 2 Điều 212 Bộ luật hình sự là trường hợp điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở.
  2. Say do dùng các chất kích thích mạnh khácquy định tại điểm b khoản 2 Điều 212 Bộ luật hình sự là trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy đang trong tình trạng say do sử dụng ma túy hoặc các chất mà sau khi sử dụng có biểu hiện say như người sử dụng ma túy, rượu, bia.