Điều 277 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay 

1953

Điều 277 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay

Chi tiết Điều 277 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 277. Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay
1. Người nào chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm:

Là chủ thể đặc biệt, chỉ những người chỉ huy hoặc điều khiển tàu bay mới là chủ thể của tội phạm này.

– Khách thể của tội phạm: là trật tự an toàn giao thông đường không.

Đối tượng tác động của tội phạm này là tầu bay bao gồm: Máy bay, tầu lượn, khí cầu và những thiết bị bay tương tự khác có thể được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí.

     – Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

– Mặt khách quan của tội phạm:

+ Về hành vi. Có hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đưòng không, được thể hiện như:

  • Bay quá tốc độ, độ cao quy định.
  • Chở quá trọng tải cho phép.
  • Bay vào vùng cấm, bay không đúng đường bay qui định…

+  Dấu hiệu khác. Hành vi phạm tội nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Lưu ý: Về đối tượng, theo chúng tôi là tàu bay loại phương tiện giao thông đường không dân dụng chứ không thuộc lĩnh vực hoạt động quân sự.   

Văn bản hướng dẫn:

Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/3/2013 của Bộ công an, Bộ quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX  của Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông.

  • Hướng dẫn khoản 1 về “người chỉ huy, điều khiển tàu bay vi phạm quy đình về an toàn giao thông đường không”

Điều 12. Về tội vi phạm các quy định về điều khiển tàu bay (Điều 216 Bộ luật hình sự)

  1. Người điều khiển tàu bay quy định tại khoản 1 Điều 216 Bộ luật hình sự là thành viên tổ lái, gồm: lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.
  2. Người chỉ huy tàu bay quy định tại khoản 1 Điều 216 Bộ luật hình sự là thành viên tổ lái được người khai thác tàu bay chỉ định cho một chuyến bay; đối với hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại thì do chủ sở hữu tàu bay chỉ định.
  3. Hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường khôngquy định tại khoản 1 Điều 216 Bộ luật hình sự là hành vi điều khiển tàu bay vi phạm quy tắc bay, phương thức bay; bay vào, bay ra hoặc bay trong vùng trời thuộc lãnh thổ Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; bay vào khu vực cấm hoặc hạn chế khi không được phép; hạ cánh ngoài các nơi quy định; sử dụng sai hoặc làm nhiễu các tần số thông tin liên lạc; điều khiển tàu bay bay trên khu vực đông dân không đúng quy định; xả, thả trái phép nhiên liệu, hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay xuống; bay không đúng đường bay, độ cao quy định; sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép; thực hiện nhiệm vụ không đúng quy trình theo quy định ảnh hưởng đến hoạt động hàng không dân dụng uy hiếp đến an ninh, an toàn hàng không.
  • Hướng dẫn khoản 1 về “hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặ c tài sản của người khác”

Điều 2. Một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt

  1. Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 202 đến Điều 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220; khoản 2 các điều 206, 207, 216, 218, 219, 222, 223 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Làm chết một người;
  3. b) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
  4. c) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
  5. d) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;

đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản với giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;

  1. e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
  2. Gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 202 đến Điều 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220; khoản 3 các điều 206, 207, 216, 218, 219, 222, 223 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Làm chết hai người;
  4. b) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
  5. c) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
  6. d) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này là từ trên 100% đến 200%;

đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của một hoặc hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

  1. e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
  2. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 204; khoản 3 các điều 202, 203, 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220, Điều 222, Điều 223; khoản 4 các điều 206, 207, 216, 218, 219 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Làm chết từ ba người trở lên;
  4. b) Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
  5. c) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này;
  6. d) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;

  1. e) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;
  2. g) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.

 

Điều 278 Bộ luật Hình sự quy định về tội cản trở giao thông đường không

Chi tiết Điều 278 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 278. Tội cản trở giao thông đường không 
1. Người nào đặt chướng ngại vật; di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không; sử dụng sai hoặc làm nhiễu tần số thông tin liên lạc; làm hư hỏng trang bị, thiết bị của sân bay hoặc trang bị, thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho an toàn bay; cung cấp thông tin sai đến mức gây uy hiếp an toàn của tàu bay, an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng; điều khiển, đưa phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu bay hoặc có hành vi khác cản trở giao thông đường không gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
    a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
    d) Là người có trách nhiệm trực tiếp bảo đảm an toàn giao thông đường không hoặc trực tiếp quản lý thiết bị an toàn giao thông đường không.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Cản trở giao thông đường không trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

– Chủ thể của tội phạm: 

Chỉ những người đã đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này.

Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi vô ý.

Khách thể của tội phạm: là an toàn giao thông đường không.

– Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này, có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:

  • Đặt các chướng ngại vật cản trở giao thông đường không;
  • Di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất, hoặc phá huỷ các biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không;
  • Sử dụng sai hoặc làm nhiễu các tần số thông tin liên lạc; cung cấp thông tin sai lạc gây nguy hiểm cho chuyến bay;
  • Làm hư hỏng trang thiết bị của sân bay hoặc trang thiết bị phụ trợ khác;
  • Hành vi khác cản trở giao thông đường không.

+ Hậu quả: là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi cản trở giao thông đường không mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm.

Văn bản hướng dẫn:

Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/3/2013 của Bộ công an, Bộ quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX  của Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông.

Điều 13. Về tội cản trở giao thông đường không (Điều 217 Bộ luật hình sự)

Hành vi khác cản trở giao thông đường không quy định tại điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật hình sựlà hành vi như không đặt, sơn, gắn các dấu hiệu tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay theo quy định; vận chuyển hàng hóa có tính từ cao, có chất phóng xạ, có chất ăn mòn hay làm gỉ kim loại mà không được phép hoặc không thực hiện các biện pháp bảo đảm cần thiết; nuôi thả gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không hoặc thả diều, vật thể bay trong và ngoài cảng hàng không làm ảnh hưởng đến hoạt động bay; sử dụng đài trạm thông tin liên lạc hoặc thiết bị khác gây cản trở, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.

 

 

Điều 280 Bộ luật Hình sự quy định về tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển tàu bay

Chi tiết Điều 280 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 280. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển tàu bay 
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép người lái tàu bay hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển tàu bay, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

  • Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm trong việc điều động, phương tiện giao thông đường không, người chỉ huy, người điều khiển hoặc chủ sỏ hữu phương tiện giao thông đưòng không.

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

  • Khách thể của tội phạm:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường không, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

  • Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các dấu hiệu sau:

+ Có hành vi điều động người không đủ điều kiện điểu khiển các phương tiện giao thông đường không.

+ Có hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không như yêu cầu hoặc bắt buộc người không có bằng lái xe, người không có đủ sức khỏe, bị bệnh tật… trực tiếp điều khiển các phương tiện giao thông đường không.

Văn bản hướng dẫn:

Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/3/2013 của Bộ công an, Bộ quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX  của Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông.

Điều 14. Về tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không (Điều 219 Bộ luật hình sự)

Không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không quy định tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật hình sự được hiểu là không đủ các điều kiện về sức khỏe, trình độ chuyên môn như người lái tàu bay không đủ điều kiện về sức khỏe (do ốm đau, làm việc quá sức), người sử dụng các trang thiết bị phụ trợ giao thông đường không không đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, khả năng; người đang trong tình trạng sử dụng ma túy hoặc các chất mà sau khi sử dụng có biểu hiện như người sử dụng ma túy, rượu, bia.

Điều 1. Giải thích từ ngữ

  1. Không có giấy phép hoặc bằng (hoặc bằng lái, bằng lái xe) hoặc chứng chỉ chuyên môn quy định tại điểm a khoản 2 các điều 202, 208, 212; khoản 1 các điều 205, 211, 215, 219 Bộ luật hình sự là một trong những trường hợp sau đây:
  2. a) Chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép, bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với loại phương tiện đang chỉ huy, điều khiển mà theo quy định của pháp luật, khi chỉ huy, điều khiển loại phương tiện đó phải có giấy phép, bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
  3. b) Chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép, bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với loại phương tiện đang chỉ huy, điều khiển mà theo quy định của pháp luật, khi chỉ huy, điều khiển loại phương tiện đó phải có giấy phép, bằng lái hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
  4. c) Chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông trong thời hạn bị cơ quan có thẩm quyền cấm chỉ huy, điều khiển phương tiện đó.

* Cần chú ý khi áp dụng tình tiết không có giấy phép hoặc bằng (hoặc bằng lái, bằng lái xe) hoặc chứng chỉ chuyên môn:

– Thời hạn sử dụng của giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp được tính từ ngày cấp phép đến khi hết hạn ghi trên giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đó (hoặc theo quy định của pháp luật về thời hạn của giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đó).

– Trường hợp người chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đã bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn mà cần tiếp tục chỉ huy, điều khiển phương tiện nốt hành trình còn lại thì trên hành trình đó không bị coi là không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định.