Giao thông sài gòn bó tay, người dân sài gòn vất vả vì triều cường

1051

Tại một số khu vực ở TP.HCM, triều cường dâng cao đột ngột khiến cho giao thông của các tuyến đường bị đình trệ và tiểu thương gặp khó khăn.

Hai ngày gần đây, những hộ dân tại các tuyến đường Lương Định Của (quận 2), Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thanh Đa (quận Bình Thạnh) đã phải lội bì bõm trên những con đường ngập mênh mông nước.

Thủy triều đạt ở mức cao từ  sông Sài Gòn theo các cống ngầm tràn lên mặt đường khiến giao thông bị đình trệ cục bộ, nhiều người dân phải lội bì bõm về nhà trên những con đường mênh mông nước. Tuy hiện tượng triều cường này không phải là hiếm gặp ở Sài Gòn, nhưng mức triều đạt cao gây ngập úng tại thời điểm này cũng khiến hoạt động của người dân khu vực trên bị ảnh hưởng không nhỏ.

Một số con đường tiếp tục trở thành dòng sông

Nước ngập đường đi, một số người phải dắt bộ.

Người Sài Gòn đã có nhiều kinh nghiệm sống chung với triều cường khi tham gia giao thông

Anh Hồ Hồng Sơn, một người dân tại khu vực Thanh Đa có biết: “Dù đã được cảnh báo nhưng không còn cách nào khác để tránh triều cường. Giờ tan sở và đón con đi học về của tôi cũng trùng với thời điểm triều cường đạt mức cao nhất trong ngày (khoảng 8-9h tối), mà đường về Thanh Đa chỉ có một đường duy nhất nên tôi đành chấp nhận sống chung với nước”. Được biết, mỗi đợt triều cường đạt mức cao thì khu vực bán đảo Thanh Đa luôn là “rốn nước” của giao thông TP.HCM.

Triều cường làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân

Hoạt động của các tiểu thương tại khu vực triều cường cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Chị Nga, chủ cửa hàng ăn khuya tại đường Lương Định Của than thở: “Thời gian gần đây cửa hàng của chị mới khôi phục lại được lượng khách hàng đông như trước Tết, nhưng sau 2 ngày triều cường, lượng khách giảm đi một nửa.”

Triều cường mỗi năm một cao khiến người Sài Gòn thêm nỗi lao đao

Bị nước bao vây, các con đường bị biến thành những dòng sông nhỏ ngập sâu khoảng 20-30cm, tràn lên cả lề đường. Nhiều gia đình phải sử dụng bao chắn cát để ngăn nước vào nhà.

Tại khu vực gần cầu Thủ Thiêm (quận 2), ông Hai, một người làm nghề xe ôm than thở: “Cứ mỗi lần triều cường lên là nồi cơm gia đình lại bị đe dọa vì chẳng có khách nào chịu ra đường nên tôi cũng chỉ biết ngồi để trông chờ nước rút. Mà nếu nước rút thì trời cũng khuya mất rồi, ai ra đường thuê xe ôm làm gì nữa”.

GIAO THÔNG TPHCM