Giao thông Việt Nam với Kiến thức giao thông ” Biết Luật – Hiểu Luật – Vận dụng Luật “

1078

Các chuyên gia nghiên cứu pháp lý của Luật sư khi nói về kiến thức về luật thì phải chia ra ba mức độ khi tham gia giao thông: Biết luật – hiểu luật – và vận dụng luật. Giao thông Việt Nam lấy một ví dụ để làm rõ ba mức độ này.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc đi xe, quẹo xe và tránh xe ngược chiều như thế này:

Điều 9. Quy tắc chung

Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

……..

Điều 15. Chuyển hướng xe

  1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
  2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dung phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
  3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dung chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
  4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ sang đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều

  1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
  2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:
  3. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
  4. Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
  5. Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
  6. Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa. “

Bàn về các quy định trên theo ba mức độ đã chia là:

  1. Biết luật. Là người đọc và biết các điều trên để tuân giữ trong thực tế. Đi xe trên đường (tham gia giao thông) thì phải đi như thế nào; lúc quẹo phải làm gì; và tránh xe đi ngược chiều thế nào. Đối với các bạn thì đương nhiên các bạn ở mức này.
  2. Hiểu luật. Một người hiểu luật thì biết rằng luật kia nhằm bảo đảm sự an toàn cho mọi người đi đường. Nguyên tắc chung là mỗi người phải đi bên phải theo chiều đi của mình và khi đi như thế thì có ưu tiên vì được người khác nhường. Ai không nhường là vi phạm luật dù chưa đụng ai; còn bản thân mình đi không đùng thì cũng phạm luật dù chưa bị cảnh sát bắt. Khi muốn rẽ tay phải hay tay trái thì phải giảm tốc độ và ra dấu hiệu báo hướng rẽ. Khi rẽ thì nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ rẽ khi thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. Quy định ưu tiên như thế để không ai đụng ai và được an toàn khi đi đường.

Nếu đi trên cầu xuống thì phải nhường đường cho xe đang lên dốc cầu; bởi vì khi xe mình đi xuống, cứ thả cho nó chạy; tức là được an nhàn, kiểm soát được xe mình; do vậy, khó bị ngã. Trong khi ấy, người đi lên dốc cầu phải làm ngược lại, trước cao, sau thấp, khó kiểm soát xe mình và dễ bị ngã. Luật áp dụng nguyên tắc của đạo đức con người rằng người mạnh phải nhường cho người yếu.

Người hiểu luật sẽ giải thích các quy định của luật rằng tại sao nó có luật ấy; và có thể mở rộng thêm bằng cách giảng luân lý theo cách người đối xử với người; hay tập tục trên thế giới về đi xe bên trái như ở anh (vị kỵ sĩ cưỡi ngựa đi bên trái đường, để dễ rút kiếm ra); hay theo bên phải như ở Mỹ (vì thoạt đầu họ dùng ngựa kéo xe goòng). Lúc đó người hiểu luật và giải thích theo cách này sẽ là thầy giáo giỏi.

  1. Vận dụng. Người vận dụng luật là người dùng luật để giải quyết một vụ tranh chấp. Thí dụ, ông cụ A đang đi xe đạp bên tay phải bên đường Cách mạng Tháng Tám, thuộc quận 3, gần ngã tư Võ Văn Tần; đến sát ngã tư, cụ bị ngã vì anh B đi xe máy vượt lên rẽ phải, áp sát quá, làm cụ ngã gãy tay, chảy máu… Do anh B thấy đèn vàng bèn nhấn ga lên vì có bảng ghi “Cấm rẽ phải khi đèn đỏ”. Cụ A đến nhờ bạn bắt anh B phải bồi thường. Để vận dụng luật bạn phải xem lại khung cảnh vụ việc xảy ra, đọc luật và tìm ra điều nào phù hợp cho việc cụ A nhờ. Vậy bạn phải xác định ngành luật phù hợp. Ở đây bạn không nhảy sang luật hình sự (Điều 108) khi thấy thương tích, mà phải tìm Luật Giao thông đường bộ; vì đó là nguyên do. Bạn sẽ thấy anh B vi phạm Điều 15.2. Vậy là xác định vi phạm. Tiếp tục, bạn phải tìm cách để anh B đền tiền cho cụ A? Ở đây bạn không thể làm một luận án như luận án tiến sĩ được! Luật sư khác tiến sĩ ở chỗ này. Bạn sẽ vận dụng Điều 15.2 kia vào trường hợp cụ thể, tức là của cụ A, rồi nói sao cho anh B hiểu và chấp nhận đền tiền.

Vận dụng luật là đưa luật vào thực tế hay ngược lại và phải làm nhuần nhuyễn, hoán đổi vị trí khi suy nghĩ biến luật ghi trong văn bản thành điều nói bình thường. Các luật sư biết đặt câu hỏi pháp lý. Nó là một dụng cụ của luật sư, giống như người nông dân có cuốc, thợ mộc có cưa, chỉ khác là nó vô hình.

Văn phòng luật sư Dragon tham gia bào chữa nhiều năm trong lĩnh vực Vi phạm an toàn giao thông đường bộ sẵn sàng bảo vệ quyền lợi cho tất cả khách hàng, giảm thiểu rủi ro, xác định yếu tố lỗi khi tham gia giao thông, được hiểu những nguyên lý và điều luật để áp dụng.

Liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật Giao thông Việt Nam1900 599 979 hoặc vui lòng thuê luật sư bào chữa qua website: Luật sư Hà Nội / Luật sư Bào Chữa.

Trân trọng!