Hệ thống giao thông đường thủy

1877

Các tuyến đường thủy nội địa dựa theo các con sông chính như: sông Hồng, sông Đà ở miền Bắc; sông Tiền, sông Hậu ở miền Tây Nam Bộ và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn ở miền Đông Nam Bộ. Tổng chiều dài của tất cả các loại sông, kênh, rạch trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 42.000 km, dài nhất là hai con sông: sông Hồng với khoảng 541 km và sông Đà khoảng 543 km. Sông Hậu là con sông có khúc rộng nhất ở huyện Long Phú (Sóc Trăng) và Cầu Kè (Trà Vinh) với chiều ngang khoảng gần 4 km.

  • Sông Đà là con sông chảy qua các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Tây và giao nhau với sông Hồng tại Việt Trì(Phú Thọ)
  • Sông Hồng chảy qua các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định
  • Sông Tiền chảy qua các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre
  • Sông Hậu chảy qua các tỉnh như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng
  • Sông Sài Gòn và sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống đường thủy Việt Nam hiện đang đảm nhiệm 30% tổng lượng hàng hóa lưu chuyển trong nước, riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đảm nhiệm tới 70% lưu thông hàng hóa trong vùng. Các cảng biển chính hiện nay gồm: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở miền Trung và cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái ở miền Nam. Năm 2007, tổng khối lượng hàng hoá thông qua các cảng tại Việt Nam là 177 triệu tấn, trong đó hệ thống cảng Sài Gòn là 55 triệu tấn. Theo dự báo, dự báo lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam vào năm 2010 sẽ đạt 230-250 triệu tấn/năm và 500-550 triệu tấn/năm vào năm 2020

Công ty Luật Dragon