Quy định của pháp luật về thiết bị giám sát hành trình của xe tại hệ thống giao thông Việt Nam

1073

Thiết bị giám sát hành trình của xe được biết đến như là một hệ thống bao gồm các thiết bị và phần mềm có chức năng: Giám sát vị trí xe tức thời; Chống mất cắp xe, chống cướp hoặc thông báo tai nạn, biến cố bằng chưa năng nút bấm SOS; Nhắc nhở lịch bảo dưỡng định kỳ.

1.Quy chuẩn thiết bị giám sát giao thông Việt Nam:

Để thiết bị giám sát hành trình của xe phát huy được những vai trò, chức năng, có những quy định về yêu cầu đối với thiết bị giám sát hành trình như sau:

Thứ nhất, về kết cấu của thiết bị giám sát hành trình được định nghĩa tại Thông tư 08/2011/TT – BGVT: “Thiết bị GSHT bao gồm phần cứng (bộ vi xử lý, bộ phận ghi, lưu giữ, truyền phát dữ liệu, đồng hồ đo thời gian thực, bộ phận nhận tín hiệu định vị toàn cầu GPS, bộ phận thu nhận thông tin lái xe, cổng kết nối, bộ phận thông báo trạng thái hoạt động thiết bị, …) và phần mềm phân tích dữ liệu”.

Thứ hai, về những thông tin cần được thể hiện, xử lý ở bộ truyền phát thiết bị giám sát. Về cơ bản, bộ thu phát tín hiệu giám sát cần phải thể hiện những thông tin cơ bản sau:

– Thông tin về xe và lái xe;

– Thông tin về hành trình của xe;

– Thông tin về tốc độ vận hành của xe;

– Thông tin vè số lần và thời gian dừng, đồ xe;

– Số lần và thời gian đóng, mở cửa xe;

– Thời gian làm việc của lái xe (bao gồm: thời gian lái xe liên tục của người lái xe  và tổng thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe.

Thứ ba, Thiết bị giám sát hành trình phải nhỏ gọn, có vỏ bọc cứng, đảm bảo trong môi trường làm việc của xe phải hoạt động bình thường, không làm mất hay thay đổi những dữ liệu đã được ghi, lưu trữ trong thiết bị giám sát hành trình.

Thứ tư, thiết bị giám sát hành trình cần phải có chức năng trao đổi và cung cấp thông tin về dữ liệu. Cụ thể cần đảm bảo những nội dung sau:

– Phải đảm bảo trích xuất thông qua cổng kết nối để in hoặc sao lưu các dữ liệu thông tin tối thiểu tức thời liên quan trong quá trình khai thác, vận hành của xe quy định;

– Khi in, sao lưu hoặc truyền dữ liệu, không được thay đổi hoặc xóa bỏ các dữ liệu đã được lưu lại trong bộ nhớ của thiết bị giám sát hành trình;

– Phải đảm bảo kết nối với máy in di động cầm tay (loại in kim hoặc in nhiệt) để in ra trực tiếp từ thiết bị giám sát hành trình các loại dữ liệu cần in nêu trên theo các chuẩn thống nhất.

Ngoài ra, pháp luật giao thông Việt Nam có quy định rõ về các quy chuẩn kĩ thuật cụ thể cần đảm bảo của thiết bị giám sát hành trình xe như: dung lượng bộ nhớ, việc đồng bộ thời gian của GPS, thông tin của khách hàng sử dụng thiết bị, quy trình vận hành…

2. Các loại phương tiện vận tải bắt buộc phải có thiết bị giám sát hành trình theo quy định của pháp luật giao thông Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 12  Nghị định 91/2009/NĐ – CP  được sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định 93/2012/NĐ – CP  thì các loại phương tiện sau đây cần phải có thiết bị giám sát hành trình xe khi tiến hành hoạt động kinh doanh:

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 ki lô mét trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ phải gắn thiết bị giám sát hành trình;

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình;

– Xe ô tô của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình của xe.

Như vậy, pháp luật đã có quy định cụ thể về đối tượng là phương tiện giao thông cần lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe. Chủ yếu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe hướng tới đối tượng là các đơn vị kinh doanh dịch vụ hành khách nhằm hai mục đích: thứ nhất, quản lý được phương tiện vận tải của doanh nghiệp, tổ chức mình khi hoạt động; thứ hai, đảm bảo được quyền lợi của hành khách khi sử dụng dịch vụ vân tải.

3. Quy định của pháp luật  Việt Nam về quản lý thiết bị giám sát hành trình của xe:

Cơ quan Nhà nước trên cơ sở sự phối hợp của các chủ thể sử dụng, cung cấp thiết bị giám sát hành trình của xe thực hiện việc quản lý Nhà nước về vấn đề cung cấp, khai thác sử dụng thiết bị này.

Hiện nay, Tổng cục Đường bộ và Sở Giao thông vận tải của các địa phương thực hiện việc quản lý sử dụng thiết bị giám sát hành trình của xe. Cụ thể như sau:

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý hệ thống thông tin thống nhất trong phạm vi cả nước, tổng hợp dữ liệu đầu vào được truyền về từ đơn vị kinh doanh vận tải hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ;

– Sở Giao thông vận tải thực hiện việc khai thác, quản lý thông tin về biển kiểm soát xe, trọng tải xe (số lượng hành khách hoặc tấn trọng tải cho phép), tên đơn vị kinh doanh vận tải và các thông tin vi phạm về hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày của từng đơn vị kinh doanh vận tải thuộc Sở trực tiếp quản lý thông qua tài khoản đăng nhập và mật khẩu được cung cấp để truy cập vào hệ thống thông tin của Tổng cục Đường bộ Việt Nam

_______________________
CÔNG TY LUẬT DRAGON – Hotline: 1900 599 979
Website: www.vanphongluatsu.com.vn
Email : dragonlawfirm@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Văn phòng Luật sư tại TP.HCM: Phòng B12-7, Chung cư Khánh Hội 1, số 360C Bến Vân Đồn, Phường 1, Quận 4, Tp. HCM