Quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thôngđường thuỷ nội địa?

11189

Đường thủy nội địa bao gồm các tuyến đường thuỷ có khả năng giao thông vận tải trên các sông, kênh, rạch, cửa sông, hồ, ven vịnh, ven bờ biển, đường ra đảo, đường nối các đảo thuộc nội thủy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Pháp luật quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ phải có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn, phải học tập pháp luật về giao thông vận tải đường thuỷ và được cấp giấy chứng nhận.
Khi tham gia giao thông, các phương tiện giao thông đường thủy nội địa phải bảo đảm tiêu chuẩn. Người điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ phải chấp hành đúng các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa quy định tại Nghị định số 40/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 77/1998/NĐ-CP ngày 26/9/1998).
Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa quy định như sau:
1. Các hành vi vi phạm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền mức thấp nhất là 50.000 đồng, mức cao nhất là 2.000.000 đồng.
2. Các hành vi xâm phạm công trình giao thông đường thuỷ nội địa bị phạt tiền mức thấp nhất là 50.000 đồng, mức cao nhất là 20.000.000 đồng.
3. Các hành vi vi phạm quy định về thi công công trình trên đường thuỷ nội địa bị phạt tiền mức thấp nhất là 3.000.000 đồng, mức cao nhất là 10.000.000 đồng.

4. Các hành vi vi phạm quy định về quản lý công trình giao thông đường thuỷ nội địa bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
5. Các hành vi vi phạm quy định về trục vớt, thanh thải chớng ngại vật trên đường thuỷ nội địa bị phạt tiền mức thấp nhất là 500.000 đồng, cao nhất là 20.000.000 đồng.
6. Các hành vi đánh bắt, nuôi trồng thủy sản vi phạm quy định trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa bị phạt tiền mức thấp nhất là 100.000 đồng, mức cao nhất là 1.500.000 đồng.
7. Các hành vi vi phạm quy định về báo hiệu đường thuỷ nội địa bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền mức thấp nhất là 20.000 đồng, mức cao nhất là 3.000.000 đồng.

8. Các hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn vận tải trên đường thuỷ nội địa bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền mức thấp nhất là 20.000 đồng, mức cao nhất là 5.000.000 đồng.
9. Các hành vi vi phạm quy định về thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng. 10. Các hành vi sử dụng, điều khiển phương tiện thiếu các giấy tờ quy định bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền mức thấp nhất là 20.000 đồng, mức cao nhất là 1.500.000 đồng.

11. Các hành vi không bảo đảm số lượng, chất lượng của trang thiết bị an toàn quy định cho phương tiện bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền mức thấp nhất là 20.000 đồng, mức cao nhất là 1.000.000 đồng.
12. Các hành vi chở hàng hoá, hành khách quá trọng tải cho phép bị phạt tiền mức thấp nhất là 10.000 đồng, mức cao nhất là 5.000.000 đồng.

13. Các hành vi sử dụng phương tiện gia dụng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa bị phạt tiền mức thấp nhất là 10.000 đồng, mức cao nhất là 200.000 đồng.
14. Các hành vi sử dụng bè, mảng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa bị phạt tiền mức thấp nhất là 50.000 đồng, mức cao nhất là 500.000 đồng.
15. Các hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn của bến cảng, bến thủy nội địa bị phạt tiền mức thấp nhất là 30.000 đồng, mức cao nhất là 1.000.000 đồng.
16. Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền mức thấp nhất từ 100.000 đồng, mức cao nhất là 1.000.000 đồng.

Từ khóa: đường thủy nội địa là gì,đường thủy nội địa việt nam,đường thủy nội địa tiếng anh là gì,đường thủy nội địa tỉnh kon tum,đường thủy nội địa hải phòng,đường thủy nội địa việt nam là gì