Thông tư 05/2019/TT-BGTVT Quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải

956
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 05/2019/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 1 năm 2019

THÔNG TƯ

Quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu

dịch vụ công ích thông tin duyên hải

_______________________

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định s 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cNghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về  quản hoạt động hàng hải;

Căn cứ Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;

Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải.

2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác giám sát và nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hệ thống thông tin duyên hải là hạ tầng mạng viễn thông hàng hải do Nhà nước đầu tư và giao cho Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam quản lý, khai thác.

2. Dịch vụ công ích thông tin duyên hải là dịch vụ do Hệ thống thông tin duyên hải cung ứng, bao gồm:

a) Dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT: là dịch vụ trực canh tiếp nhận các báo động cấp cứu INMARSAT từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp các thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới các cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn; đồng thời hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và với các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác;

b) Dịch vụ trực canh cấp cứu COSPAS-SARSAT: là dịch vụ trực canh tiếp nhận các báo động cấp cứu COSPAS-SARSAT từ các phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp các thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới các cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và với các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác;

c) Dịch vụ trực canh cấp cứu DSC: là dịch vụ trực canh tiếp nhận các báo động cấp cứu DSC từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp tới cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác;

d) Dịch vụ trực canh cấp cứu RTP: là dịch vụ trực canh tiếp nhận các cuộc gọi cấp cứu qua phương thức thoại trên kênh 16 VHF từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp tới cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác;

đ) Dịch vụ phát MSI RTP: là dịch vụ phát quảng bá các thông tin an toàn hàng hải qua phương thức thoại trên kênh 16 VHF;

e) Dịch vụ phát MSI NAVTEX: là dịch vụ phát quảng bá các thông tin an toàn hàng hải qua phương thức in trực tiếp băng hẹp trên các tần số 518kHz, 490 kHz và 4209,5 kHz;

g) Dịch vụ phát MSI EGC: là dịch vụ phát quảng bá các thông tin an toàn hàng hải EGC qua hệ thống INMARSAT C;

h) Dịch vụ thông tin LRIT: là dịch vụ cung cấp thông tin LRIT của tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam và tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài theo Công ước SOLAS;

i) Dịch vụ kết nối thông tin ngành hàng hải: là dịch vụ vận hành mạng công nghệ thông tin nội bộ (gọi tắt là mạng intranet hàng hải) nhằm kết nối, chia sẻ thông tin chuyên ngành hàng hải do Đài trung tâm xử lý thông tin hàng hải Hà Nội cung cấp.

3. Vùng biển A1: là vùng biển nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại của ít nhất một Đài thông tin duyên hải VHF mà trong đó tàu thuyền có khả năng báo động cấp cứu liên tục bằng gọi chọn số (vùng biển này có bán kính cách Đài thông tin duyên hải khoảng 30 hải lý).

4. Vùng biển A2: là vùng biển phía ngoài vùng biển A1 và trong phạm vi vùng phủ sóng vô tuyến điện thoại của ít nhất một Đài thông tin duyên hải MF mà trong đó tàu thuyền có khả năng báo động cấp cứu liên tục bằng gọi chọn số (vùng biển này có bán kính cách Đài thông tin duyên hải khoảng 250 hải lý).

5. Vùng biển A3: là vùng biển phía ngoài vùng biển A1, A2 và trong phạm vi phủ sóng của vệ tinh địa tĩnh INMARSAT mà trong đó tàu thuyền có khả năng báo động cấp cứu liên tục (vùng biển này có phạm vi từ vĩ tuyến 70­0 Bắc đến vĩ tuyến 70­0 Nam).

6. Vùng biển A4: là vùng ngoài vùng biển A1, A2 và A3. Bản chất là các vùng cực của trái đất từ vĩ tuyến 70­0 Bắc đến cực Bắc và từ vĩ tuyến 70­0 Nam đến cực Nam nhưng không gồm bất kỳ các vùng biển khác.

7. Thông tin LRIT: là thông tin về mã nhận dạng, vị trí, thời gian xác định vị trí của tàu thuyền theo giờ quốc tế (UTC) được phát ra từ thiết bị LRIT.