Thông tư số 30/2015/TT-BGTVT ngày 14/07/2015 của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012

884

CHƯA ĐỦ TUỔI VẪN ĐƯỢC HỌC TRƯỚC ĐỂ NÂNG HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE Ô TÔ

Theo Thông tư số 30/2015/TT-BGTVT ngày 14/07/2015 của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, từ ngày 01/09/2015, người chưa đủ tuổi vẫn được học trước để nâng hạng Giấy phép lái xe ô tô; tuy nhiên chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

Một nội dung đáng chú ý khác là quy định về điều kiện thời gian hành nghề và số ki-lô-mét lái xe an toàn để nâng hạng Giấy phép lái xe. Theo đó, để nâng hạng Giấy phép lái xe C, D, E lên FC, người học phải có thời gian hành nghề từ 01 năm và có từ 50.000km lái xe an toàn trở lên. Tương tự, thời gian đào tạo với trường hợp nâng hạng Giấy phép lái xe hạng C, D, E lên FC là 272 giờ; trong đó, có 48giờ lý thuyết và 224 giờ thực hành lái xe. Với các trường hợp còn lại vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.

Về đầu tư xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe, Thông tư quy định, xe sát hạch phải có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ còn giá trị sử dụng và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự hiệu lực; đối với xe sát hạch lái xe trong hình dạng FC, có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu sát hạch…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2015.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 30 /2015/TT-BGTVT Hà Nội, ngày  14  tháng  7  năm 2015

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT

ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

1. Sửa đổi điểm b khoản 12 Điều 5 như sau:

“b) Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 30% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo; đối với xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo.”

2. Sửa đổi khoản 2 Điều 8 như sau:

“2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khoẻ, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.”

3. Sửa đổi khoản 4 Điều 8 như sau:

“4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

a) B1 lên B2: thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

b) B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, D, E lên hạng F tương ứng: thời gian hành nghề 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

c) C, D, E lên FC: thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

d) B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.”

4. Sửa đổi khoản 1 Điều 26 như sau:

“1. Thời gian đào tạo

a) Hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50);

b) Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

c) Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe:   144);

d) Hạng D lên E: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

đ) Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);

e) Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);

g) Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

h) Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).”

5. Sửa đổi khoản 3 Điều 26 như sau:

“3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

Số TT Chỉ tiêu
tính toán
các môn học
Đơn vị tính Hạng giấy phép lái xe
B1 lên B2 B2 lên C C lên D D lên E B2, D, E lên F C, D, E lên FC B2 lên D C lên E
1 Pháp luật giao thông đường bộ giờ 16 16 16 16 16 16 20 20
2 Kiến thức mới về xe nâng hạng giờ 8 8 8 8 8 8 8
3 Nghiệp vụ vận tải giờ 16 8 8 8 8 8 8 8
4 Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông giờ 12 16 16 16 16 16 20 20
5 Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái giờ 50 144 144 144 144 224 280 280
– Số giờ thực hành lái xe/học viên giờ 10 18 18 18 18 28 28 28
– Số km thực hành lái xe/học viên km 150 240 240 240 240 380 380 380
– Số học viên/1 xe tập lái học viên 5 8 8 8 8 8 10 10
6 Số giờ học/học viên/khóa đào tạo giờ 54 66 66 66 66 76 84 84
7 Tổng số giờ một khóa học giờ 94 192 192 192 192 272 336 336
Thời gian đào tạo
1 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học ngày 2 2 2 2 2 2 2 2
2 Số ngày thực học ngày 13 24 24 24 24 34 42 42
3 Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng ngày 3 4 4 4 4 4 8 8
4 Cộng số ngày/khóa học ngày 18 30 30 30 30 40 52 52

6. Sửa đổi khoản 4 Điều 27 như sau:

“4. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe

Số TT Nội dung Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
B1 lên B2 (giờ) B2 lên C (giờ) C lên D (giờ) D lên E (giờ) B2, D, E lên F (giờ) C, D, E lên FC (giờ) B2 lên
D (giờ)
C
lên
E (giờ)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
1 Pháp luật giao thông đường bộ 16,5 16,5 16,5 16,5 16,5 16,5 20,5 20,5
Phần I. Luật Giao thông đường bộ 4 4 4 4 4 4 6 6
– Chương I: Những quy định chung 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1
– Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ 1 1 1 1 1 1 2 2
– Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ 1 1 1 1 1 1 1 1
– Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ 1 1 1 1 1 1 1 1
– Chương V: Vận tải đường bộ 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1
Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ 9,5 9,5 9,5 9,5 9,5 9,5 10,5 10,5
– Chương I: Quy định chung 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
– Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1
– Chương III: Biển báo hiệu
+ Biển báo cấm 1 1 1 1 1 1 1 1
+ Biển báo nguy hiểm 1 1 1 1 1 1 1 1
+ Biển hiệu lệnh 1 1 1 1 1 1 1 1
+ Biển chỉ dẫn 1 1 1 1 1 1 1 1
+ Biển phụ 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
– Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác
+ Vạch kẻ đường 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1
+ Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
+ Cột kilômét 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
+ Mốc lộ giới 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
+ Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
+ Báo hiệu trên đường cao tốc 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
+ Báo hiệu cấm đi lại 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
+ Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông 3 3 3 3 3 3 4 4
– Chương I: Các đặc điểm của sa hình 1 1 1 1 1 1 1 1
– Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình 1 1 1 1 1 1 1 1
– Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình. 1 1 1 1 1 1 2 2
2 Kiến thức mới về xe nâng hạng 8 8 8 8 8 8 8
– Giới thiệu cấu tạo chung, vị trí, cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái 1 1 1 1 1 1 1
– Một số đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ ô tô hiện đại 2 2 2 2 2 2 2
– Một số đặc điểm điển hình về hệ thống điện ô tô hiện đại 2 2 2 2 2 2 2
– Một số đặc điểm về kết cấu điển hình hệ thống truyền động ô tô hiện đại 2 2 2 2 2 2 2
– Kiểm tra 1 1 1 1 1 1 1
3 Nghiệp vụ vận tải 16 8 8 8 8 8 8 8
– Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 4 2 2 2 2 2 2 2
– Công tác vận chuyển hàng hóa, hành khách 5 2 2 2 2 2 2 2
– Các thủ tục trong vận tải 3 2 2 2 2 2 2 2
– Quy trình làm việc của người lái xe 3 1 1 1 1 1 1 1
– Kiểm tra 1 1 1 1 1 1 1 1
4 Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông 12 16 16 16 16 16 20 20
– Những vấn đề cơ bản và yêu cầu về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay 2 3 3 3 3 3 4 4
– Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe 2 3 3 3 3 3 4 4
– Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải 2 3 3 3 3 3 4 4
– Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải 3 4 4 4 4 4 5 5
– Thực hành cấp cứu 2 2 2 2 2 2 2 2
– Kiểm tra 1 1 1 1 1 1 1 1
5 Thực hành lái xe (*) 50 144 144 144 144 224 280 280
– Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái) 4 4 4 4 4 8 8
– Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái) 2 4 4 4 4 4 8 8
– Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái) 4 4 4 4 8 8
– Tập lái xe trong hình chữ chi (sân tập lái) 4 4 4 4 16 16
– Tập lái xe tiến, lùi thẳng (sân tập lái) 8 8
– Tập lái trên đường trung du, đèo núi 6 20 20 20 20 36 32 32
– Tập lái xe trên đường phức tạp 6 20 20 20 20 36 40 40
– Tập lái ban đêm 6 16 16 16 16 32 32 32
– Tập lái xe có tải 12 40 40 40 40 56 72 72
– Bài tập lái tổng hợp 6 32 32 32 32 48 64 64
– Tập lái trên đường với xe ôtô có hộp số tự động 4

Ghi chú (*): Môn học thực hành lái xe chỉ được thực hiện sau khi học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu các môn: Pháp luật giao thông đường bộ và Kiến thức mới về xe nâng hạng.”

7. Sửa đổi khoản 2 Điều 34 như sau:

“2. Đầu tư xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe đảm bảo điều kiện sau:

a) Xe sát hạch lái xe trong hình thuộc tổ chức, cá nhân có Trung tâm sát hạch, phải có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ còn giá trị sử dụng và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực. Đối với xe sát hạch lái xe trong hình hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu sát hạch.

b) Xe dùng để sát hạch lái xe trên đường phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của sát hạch viên, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng; có gắn 02 biển “XE SÁT HẠCH” được chế tạo và lắp đặt theo quy cách quy định tại điểm i khoản 12 Điều 5 của Thông tư này. Đối với xe dùng để sát hạch lái xe trên đường hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu sát hạch.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2015.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 3;

– Văn phòng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia;

– Các Thứ trưởng Bộ GTVT;

– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

– Công báo;

– Cổng TTĐT Chính phủ;

– Cổng TTĐT Bộ GTVT;

– Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;

– Lưu: VT, VTải (Lg10).

BỘ TRƯỞNG

Đinh La Thăng