Thủ tục đăng kí tàu biển

3551
Đăng kí tàu biển đang đóng là việc đăng kí đối với tàu biển chưa hoàn thành việc đóng tàu.
Đăng kí tàu biển đang đóng là gì? Thủ tục đăng kí - Ảnh 1.

Đăng kí tàu biển đang đóng (Ảnh: DQSY)

Đăng kí tàu biển đang đóng

Đăng kí tàu biển đang đóng là việc đăng kí đối với tàu biển đã được đặt sống chính nhưng chưa hoàn thành việc đóng tàu.

Thủ tục đăng kí tàu biển đang đóng

Giấy chứng nhận đăng kí tàu biển đang đóng

a) Giấy chứng nhận đăng kí tàu biển đang đóng được cấp 01 bản chính theo mẫu qui định;

b) Giấy chứng nhận đăng kí tàu biển đang đóng không có giá trị thay thế Giấy chứng nhận đăng kí tàu biển.

Hồ sơ đăng kí tàu biển đang đóng, bao gồm

a) Tờ khai đăng kí tàu biển theo mẫu qui định;

b) Hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng (bản chính);

c) Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm (bản chính);

Trường hợp tàu không có sống chính thì sử dụng giấy xác nhận của cơ sở đóng tàu, đồng thời có xác nhận của tổ chức đăng kiểm giám sát về việc đã lắp ráp thân vỏ tàu đạt 50 tấn khối lượng hoặc 1% khối lượng toàn bộ ước tính của số vật liệu sử dụng làm thân vỏ tàu (bản chính);

d) Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

đ) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

Qui trình

Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng kí tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

4. Cơ quan đăng kí tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo qui trình sau:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian qui định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng kí tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo qui định;

c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng kí tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng kí tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lí do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng kí tàu biển theo qui định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng kí tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản. (Theo Nghị định Số: 171/2016/NĐ-CP)

Đăng kí tàu biển có thời hạn (Terminable Ship Registration)

Đăng kí tàu biển có thời hạn – danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Terminable Ship Registration.

Đăng kí tàu biển có thời hạn là việc đăng kí tàu biển trong một thời hạn nhất định khi tàu biển đó có đủ các điều kiện sau:

a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

c) Tên gọi riêng của tàu biển;

d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng kí hoặc xóa đăng kí, nếu tàu biển đó đã được đăng kí ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng kí tạm thời;

đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng kí hoặc đăng kí lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo qui định của Chính phủ;

g) Đã nộp phí, lệ phí theo qui định của pháp luật.

Đối với tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng kí mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện qui định phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu. (Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015)

Hồ sơ đăng kí tàu biển có thời hạn

Giấy chứng nhận đăng kí tàu biển có thời hạn

a) Thời hạn đăng kí của tàu biển được ghi trong giấy chứng nhận đăng kí tàu biển tương ứng với thời hạn của hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần hoặc theo đề nghị của chủ tàu.

b) Giấy chứng nhận đăng kí tàu biển có thời hạn được cấp 01 bản chính theo mẫu qui định.

Hồ sơ đăng kí tàu biển có thời hạn trong trường hợp chủ tàu là tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê mua tàu hoặc thuê tàu trần

a) Tờ khai đăng kí tàu biển theo mẫu qui định;

b) Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

c) Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

d) Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

đ) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng kí (nếu tàu biển đó đăng kí ở nước ngoài) hoặc xóa đăng kí tàu biển (bản chính);

e) Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính);

g) Biên bản bàn giao tàu (bản chính);

h) Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo qui định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

i) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). (Theo Nghị định Số: 171/2016/NĐ-CP)

Đăng kí tàu biển không thời hạn

 

Đăng kí tàu biển không thời hạn là việc đăng kí tàu biển khi tàu biển đó có đủ các điều kiện sau:

a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

c) Tên gọi riêng của tàu biển;

d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng kí hoặc xóa đăng kí, nếu tàu biển đó đã được đăng kí ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng kí tạm thời;

đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng kí hoặc đăng kí lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo qui định của Chính phủ;

g) Đã nộp phí, lệ phí theo qui định của pháp luật.

Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng kí mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện qui định còn phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu. (Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015)

Hồ sơ đăng kí tàu biển không thời hạn

a) Tờ khai đăng kí tàu biển theo mẫu qui định;

b) Giấy chứng nhận xóa đăng kí tàu biển (bản chính) đối với tàu biển đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính);

c) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lí tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

d) Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

đ) Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

e) Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo qui định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

g) Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

h) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

Trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). (Theo Nghị định Số: 171/2016/NĐ-CP)

Đăng kí thay đổi

Đăng kí thay đổi là việc đăng kí tàu biển khi tàu biển đó đã được đăng kí vào Sổ đăng kí tàu biển quốc gia Việt Nam nhưng có sự thay đổi về tên tàu, tên chủ tàu, địa chỉ chủ tàu, thông số kĩ thuật, công dụng của tàu, cơ quan đăng kí tàu biển, tổ chức đăng kiểm tàu biển.

Thủ tục đăng kí thay đổi

1. Trường hợp có thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đăng kí tàu biển theo qui định, chậm nhất sau 30 ngày, chủ tàu phải thực hiện thủ tục đăng kí thay đổi và được cấp Giấy chứng nhận đăng kí tàu biển mới tương ứng với hình thức đăng kí đã cấp trước đây.

2. Hồ sơ đề nghị đăng kí nội dung thay đổi, bao gồm:

a) Tờ khai đề nghị đăng kí nội dung thay đổi theo mẫu qui định;

b) Thành phần hồ sơ tương ứng với nội dung đề nghị thay đổi;

c) Bản chính giấy chứng nhận đăng kí tàu biển đã cấp hoặc bản chính giấy chứng nhận xoá đăng kí trong trường hợp chuyển cơ quan đăng kí; trường hợp tàu đang hoạt động trên biển hoặc đang ở nước ngoài thì có thể sử dụng bản sao nhưng chủ tàu phải cam kết và nộp bản gốc trong vòng 30 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng kí mới được cấp;

d) Nếu tàu biển đang được thế chấp thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người nhận thế chấp tàu biển đó.

3. Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan đăng kí tàu biển nơi tàu biển đã được đăng kí trước đây hoặc cơ quan đăng kí tàu biển mới trong trường thay đổi cơ quan đăng kí theo 01 trong các hình thức: Nộp trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

4. Cơ quan đăng kí tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo qui trình sau:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian qui định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng kí tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo qui định;

c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng kí tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng kí tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lí do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng kí tàu biển theo qui định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng kí tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản. (Theo Nghị định Số: 171/2016/NĐ-CP)