Thủ tục, phí đăng kiểm xe ô tô mới nhất 2021

1217
Đăng kiểm xe ô tô là thủ tục bắt buộc đối với mọi loại xe trên thị trường. Khi đăng kiểm chủ phương tiện cần chuẩn bị hồ sơ, đưa xe đến trung tâm đăng kiểm và nộp tiền.

1. Đăng kiểm ô tô là gì? 

Đăng kiểm xe ô tô là quá trình cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xe xem có đạt tiêu chuẩn để tham gia giao thông hay không. Khi đến thời hạn, chủ xe phải đưa xe đến cơ quan đăng kiểm để tiến hành thủ tục đăng kiểm theo đúng quy định.

Khi đăng kiểm xe, phương tiện sẽ được kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào hư hỏng, cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác. Đăng kiểm là thủ tục bắt buộc đối với mọi loại xe ô tô trên thị trường hiện nay.

2. Quy trình đăng kiểm ô tô

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đưa xe và hồ sơ đến đơn vị đăng kiểm.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra 

Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Nếu hợp lệ sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới và in phiếu kiểm định.

Tại đây, xe ô tô của bạn sẽ được trải qua các khâu kiểm định về những vấn đề như: Biển số xe, số máy, động cơ, kính, dầu phanh, bánh xe, hệ thống đền, đồng hồ, dây đai an toàn, cửa xe, phanh tay xem có còn hoạt động tốt, cần thay những gì và thực hiện bảo dưỡng xe.

Các bước đăng kiểm xe ô tô bao gồm:

  • Kiểm tra tổng quát xe
  • Kiểm tra phần trên của xe
  • Kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe
  • Kiểm tra tiêu chuẩn môi trường (khí thải)
  • Kiểm tra phần dưới của xe.

Bước 3: Trả kết quả

3. Hồ sơ cần chuẩn bị

Mỗi xe ô tô phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (kiểm định) tại các cơ sở đăng kiểm được cấp giấy phép. Khi đi đăng kiểm cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • CMND chủ xe photo 3 bản (Đem theo bản chính để đối chiếu)
  • Hộ khẩu chủ xe Photo 3 bản (Đem theo bản chính)
  • Tờ khai công an về đăng ký xe 2 bản chính theo mẫu quy định
  • Giấy tờ xe (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường )
  • Cà số khung, số máy, Tờ khai thuế trước bạ (Theo mẫu qui định)
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính.

4. Thời hạn đăng kiểm xe ô tô

Thời hạn đăng kiểm xe ô tô hay còn gọi là chu kỳ kiểm định xe được quy định rõ đối với từng loại xe ô tô như sau:

Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải

  • Đã sản xuất đến 07 năm: Chu kỳ đăng kiểm đầu 30 tháng, chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 18 tháng
  • Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm: Chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 12 tháng
  • Đã sản xuất trên 12 năm: Thời hạn đăng kiểm xe ô tô định kỳ là 06 tháng

Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải và ô tô chở người các loại trên 09 chỗ

  • Loại phương tiện không cải tạo: Chu kỳ đăng kiểm ô tô loại này lần đầu là 18 tháng, chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 06 tháng.
  • Loại phương tiện cải tạo (Bao gồm cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi một trong các hệ thống lái, phanh, treo, truyền lực): Thời hạn đăng kiểm đầu 12 tháng, chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 06 tháng.

Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc.

  • Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm, rơ moóc, sơ mi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm: Chu kỳ đăng kiểm đầu 24 tháng, chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 12 tháng.
  • Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm, rơ moóc, sơ mi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm: Chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 06 tháng.
  • Các loại xe ô tô tải, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc có cải tạo: Chu kỳ đăng kiểm đầu 12 tháng, chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 06 tháng.

Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên, ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên: chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 03 tháng.

5. Biểu phí đăng kiểm ô tô

TT Loại xe cơ giới Phí đăng kiểm Phí cấp GCN kiểm định
1 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng. 560.000 50.000
2 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 07 tấn đến 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông đến 20 tấn và các loại máy kéo. 350.000 50.000
3 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 02 tấn đến 07 tấn. 320.000 50.000
4 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông đến 02 tấn. 280.000 50.000
5 Máy kéo, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và các loại phương tiện vận chuyển tương tự. 180.000 50.000
6 Rơ moóc, sơ mi rơ moóc 180.000 50.000
7 Xe ô tô chở người trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt 350.000 50.000
8 Xe ô tô chở người từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe) 320.000 50.000
9 Xe ô tô chở người từ 10 ghế đến 24 ghế (kể cả lái xe) 280.000 50.000
10 Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi 240.000 100.000
11 Xe ô tô cứu thương 240.000 50.000
12 Xe ba bánh và các loại phương tiện vận chuyển tương tự 100.000 50.000

6. Những lưu ý khi mang xe đi đăng kiểm

Trước khi hết hạn đăng kiểm thì tổ chức, cá nhân nên đưa xe đến trung tâm đăng kiểm để kiểm định. Tránh trường hợp quá hạn đăng kiểm, khi bị xử phạt sẽ rất nặng.

Kiểm tra sơ bộ biển số, lau sạch số máy, kiểm tra nội – ngoại thất xem có bộ phần nào cần thay thế hoặc chỉnh sửa…để giúp nhân viên đăng kiểm dễ dàng kiểm tra.

Có một số trường hợp chủ xe nên chú ý để không bị từ chối đăng kiểm.

  • Ô tô bị từ chối đăng kiểm khi chủ xe chưa đóng tiền phạt nguội do vi phạm giao thông.
  • Một trường hợp nữa là những xe kinh doanh vận tải thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) nhưng không chấp hành cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm.
  • Ô tô lắp các loại cản, đèn chiếu sáng sai quy định sẽ bị từ chối đăng kiểm.
  • Trường hợp xe Van lắp thêm ghế sau.
Hồng Nhung (Tổng hợp) VOH
Công ty luật Dragon – Luật sư tư vấn giao thông