Tư vấn xử lý việc vô tình gây tai nạn giao thông

1445

Tai nạn giao thông gây chết người là điều không hiếm gặp hàng ngày tại Việt Nam. Vậy trách nhiệm hình sự đối với vấn đề trên được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam?

1. Tư vấn xử lý việc vô tình gây tai nạn giao thông chết người?

Kính gửi các luật sư, xin giải đáp giúp tôi về trách nhiệm hình sự và dân sự của bố tôi trong trường hợp lái xe để xảy ra tai nạn một người mất và một người bị thương. Cụ thể vụ tai nạn như sau:Bố tôi năm nay 50 tuổi, lái xe tải (là chiếc xe gom góp mua lại của một người thân) vất vả nuôi 3 anh em tôi ăn học Đại học. Bố tôi có bằng lái và xe đầy đủ giấy phép lưu hành cũng như bảo hiểm đầy đủ theo quy định của Pháp luật. Vào 8h sáng ngày 02/07/2018, bố tôi đang trên đường đi lấy hàng, đi trên quốc lộ 1A theo hướng Bắc Nam thì bất ngờ một chiếc xe máy chạy ngang qua ngang đường quốc lộ do một ông khoảng 53 tuổi điều khiển, do ông ấy qua đường không quan sát và bị che khuất tầm nhìn do chiếc xe khách 2 tầng đi ngược chiều. Lúc nhìn thấy ông bà ấy, do khoảng cách quá gần và quá đột ngột nên bố tôi chỉ biết phanh xe hết cỡ nhưng vẫn va chạm vào xe máy. Ngay sau khi va chạm, bố tôi xuống có ý định xem người bị tai nạn thế nào nhưng xét thấy tình thế không qua khỏi nên đã hô hoán dân làng gọi xe cấp cứu rồi tránh mặt. Hai người được đưa vào BV huyện gần đó sơ cứu, sau đó được chuyển ra BV Đa Khoa tỉnh. Khoảng 12h do chấn thương nặng vùng bụng mà bà vợ qua đời, còn ông chồng bị gãy xương đòn và 3 cái xương sườn vẫn được điều trị tại bệnh viện. Gia đình tôi chạy vạy được 10 triệu đồng để bỏ phong bì phúng viếng gia đình bên bị thiệt hại. Luôn túc trực hằng ngày ở đám ma và bệnh viện. Hết lòng chăm sóc ông nằm ngoài viện, chúng tôi làm việc, học tập ngoài Hà Nội đều về chăm sóc ông ấy, đi lại hằng ngày để hỗ trợ tiền thuốc thang và chi phí chữa trị. Đến nay bệnh tình ông đã ổn định và chờ ngày xuất viện. Cho tôi hỏi 2 trường hợp:

1- Nếu không may gia đình kia đưa đơn kiện thì bố tôi phải chịu những hình phạt gì (lỗi hoàn toàn là khách quan – bố tôi chạy xe đúng làn đường, tốc độ là 50-60km/h trên đoạn đường không quy định hạn chế tốc độ, không uống rượu bia hoặc chất kích thích). Và thủ tục bao nhiêu ngày mới có thể lấy xe ra?
2- Nếu 2 bên thỏa thuận êm đẹp thì bố tôi có bị đưa ra pháp luật xử lý không? Vì hồ sơ vụ tai nạn hiện bên công an đã làm việc và chuyển sang viện kiểm sát.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các luật sư giúp gia đình tôi, bố tôi tuổi đã cao đến lúc sắp được nghỉ ngơi thì bị cú sốc này nên ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như tinh thần! Xin cảm ơn rất nhiều!

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, giao thông trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.599.979

Trả lời:

Vì bạn không nói rõ cảnh sát giao thông có khám nghiệm hiện trường hay không? Nếu có thì kết quả khám nghiệm hiện trường như thế nào? Theo kết luận điều tra thì bố bạn có vi phạm luật giao thông hay không? Tuy nhiên, với tình huống của bạn tôi có thể trao đổi với bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

…”

Như vậy, nếu hành vi gây ra thiệt hại về tính mạng của bà vợ và gây thiệt hại về sức khỏe cho ông chồng nhưng phải có kết luận của cơ quan giao thông hoặc cơ quan điều tra về việc bố bạn tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định của pháp luật thì bố bạn mới phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 nêu trên. Còn nếu xác nhận lỗi hoàn toàn do bên phía người bị thiệt hại gây ra thì bố bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự, cũng như không phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trong trường hợp, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, bố của bạn có lỗi gây ra thiệt hại thì bố của bạn phải bồi thường cho nguwòi bị thiệt hại các khoản bồi thường sau theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Mục 2 Chương XX, theo đó, trường hợp của bạn như sau:

– Nếu như bố bạn vi phạm giao thông quy định về an toàn giao thông đường bộ, thì bố bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 260 ở trên và phải bồi thường cho gia đình người bị nạn theo Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Nếu như bố bạn đi đúng quy định về an toàn giao thông đường bộ, thì bố bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn phải bồi thường cho gia đình người bị nạn theo quy định trên, trừ trường hợp:

“3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Nếu hai bên không thoả thuận được về vấn đề bồi thường thiệt hại và bên gia đình bị thiệt hại có yêu cầu toà án giải quyết, thì mức độ và các khoản bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện theo Bộ luật Dân sự năm 2015.

2. Tư vấn về tai nạn giao thông gây chết người?

Thưa Luật sư! Con tôi 24 tuổi đi xe môtô gây tai nạn làm chết một người, cũng đi môtô ngược chiều, đâm nhau ở giữa đường hai xe cùng nằm chồng vào nhau trên vạch vôi một nét kẻ liền. Công an xác định con tôi có lỗi. Tôi đến gia đình nạn nhân thương lượng bồi thường nhưng gia đình không nhận. Gia đình cho rằng đó là tai nạn vô tình, ngoài ý muốn nên không yêu cầu bồi thường. Đồng thời, cũng không làm đơn khởi kiện, gia đình cũng không cho pháp y, và đã an táng người chết. Vì con tôi cũng bị thương rất nặng gia đình tôi rất khó khăn. Như vậy, con tôi có bị khởi tố hình sự không? Theo luật thì con tôi phải chịu những tội như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn.

 

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài 24/7: 1900.599.979

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại như sau:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Nếu qua quá trình điều tra, khám nghiệm hiện trường cũng như kiểm tra các chứng cứ có liên quan, cơ quan công an xác định con bạn có lỗi gây ra vụ việc này, cũng như có hành vi gây tai nạn giao thông hậu quả là làm chết người thì căn cứ vào quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Theo đó, trường hợp vi phạm theo Điều 260 nêu trên không thuộc Điều 155 về khởi tố theo yêu cầu bị hại, do đó, gia đình nạn nhân dù có không yêu cầu bạn phải chịu trách nhiệm nhưng cơ quan chức năng vẫn phải căn cứ vào thực tế hành vi vi phạm để xử lý theo đúng quy định của pháp luật Hình sự.

Nếu như con bạn chỉ mắc vào lỗi là không chú ý quan sát khi lái xe còn lại có đầy đủ các giấy tờ theo quy định, không vi phạm quy định nào khác về tham gia giao thông đường bộ cũng như không có các tình tiết tăng nặng định khung nêu trên thì có thể sẽ bị truy tố theo khoản 1 Điều 260.

Kết hợp với các tình tiết giảm nhẹ cũng như một lá đơn của gia đình nạn nhân về việc xin miễn giảm trách nhiệm hình sự đối với con trai bạn thì vụ án này có thể được xử phạt theo mức nhẹ nhất của khung hình phạt.

3. Tư vấn về bồi thường cho nạn nhân tai nạn giao thông chết người?

Kính gửi Luật sư. Bố tôi là lái xe khách. Vừa rồi khi lưu thông trên đường có xảy ra tai nạn giao thông. Một thanh niên lái xe máy ngược chiều không đội mũ bảo hiểm và không có bằng lái lấn sang làn đường bên trái và đâm vào đầu xe của bố tôi. Bố tôi đang đi với tốc độ thấp hơn mức cho phép trên đoạn đường này. Tai nạn xảy ra ở ngã ba. Sau khi xảy ra tai nạn bố tôi đã đưa nạn nhân vào bệnh viện. Sau vài ngày thì anh này chết vì chấn thương sọ não. Phía công an nói đây là lỗi hỗn hợp vì đoạn xảy ra tai nạn là ngã ba và bố tôi không giảm tốc độ. Tôi xin hỏi với trường hợp này thì sẽ giải quyết thiệt hại về người và vật chất như thế nào? Chi phí điều trị cho nạn nhân rất lớn. Gia đình tôi đang rất lo lắng về vấn đề bồi thường nếu gia đình người chết đòi hỏi. Rất mong quý luật sư tư vấn cho gia đình tôi. Trân trọng cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại, gọi: 1900.599.979

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 584 và Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Theo đó trường hợp của bố bạn được xác định là gây thiệt hại về tính mạng cho người khác do sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là xe ô tô đang lưu thông trên đường mà không thuộc một trong hai trường hợp không phải bồi thường vì theo thông tin bạn cung cấp bên công an đã xác định đây là lỗi hỗn hợp, nên sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị xâm phạm đến tính mạng kể cả trong trường hợp có lỗi hoặc không có lỗi. Mức bồi thường được quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015, do đó, các mức bồi thường mà gia đình bạn phải gánh chịu đó là:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn nhân trước khi chết.

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

– Tiền cấp dưỡng cho những người nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng: Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

+ Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

+ Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

  • Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
  • Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
  • Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm: Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

4. Gây tai nạn giao thông chết người và trách nhiệm phải chịu?

Chào luật Minh Khuê, em có câu hỏi như sau: Bạn em gây tai nạn giao thông làm chết một người, một người bị thương. Bên bạn em cũng có hai người bị thương nặng. Khi tham gia giao thông bạn em có nồng độ cồn trong máu, không đội mũ bảo hiểm, xe chở ba, không có giấy phép lái xe. Nhưng đi đúng đường, còn bên kia đi sai đường. Vậy luật sư cho em hỏi, trong trường hợp này bạn em sẽ bị xử lý như thế nào cả về hình sự và dân sự ạ? Em xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến về tai nạn giao thông, gọi:  1900.599.979

Trả lời:

Căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, theo đó, bạn của bạn tham gia giao thông khi trong người có nồng độ cồn trong máu, không đội mũ bảo hiểm, xe chở 3, không có giấy phép lái xe và đã gây tai nạn giao thông làm chết một người, một người bị thương. Như vậy, hành vi của người này có những tình tiết tăng nặng theo Khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 nên người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ ba năm đến mười năm. Mặc dù đi đúng làn đường, nhưng đã vi phạm các lỗi khác khi tham gia giao thông đường bộ và cũng gây ra thiệt hại cho tính mạng, cho sức khỏe của người khác nên bạn của bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về phần lỗi của mình gây ra.

5. Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người?

Thưa Luật sư, tôi có người bạn thân cách đây vài ngày, bạn tôi chở 01 người bạn ngồi trên 01 xe mô tô. Trên đường đi về nhà, đoạn đường vắng, không có người và phương tiện tham gia giao thông, đường hơi cua về bên trái theo hướng đi của xe, đường rộng 6m (không có lề đường), bạn tôi do bị trúng gió, choáng váng đầu óc nên đã đâm vào ba toa vỉa hè bên phải theo chiều đi của xe (vỉa hè cao 20 cm so với đường) làm xe mô tô đổ cày trượt theo vỉa ba toa đi khoảng 20m.
Hậu quả bạn tôi bị thương nhẹ, người ngồi sau xe mô tô bị ngã đập đầu vào vỉa ba toa, sau 3 ngày thì bị chết. Về trách nhiệm dân sự bạn tôi đã bồi thường cho người ngồi sau xe mô tô, gia đình người ngồi sau không có đơn thư khiếu nại gì. Vậy trường hợp này bạn tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Vi phạm tội gì? Nếu không thì bạn tôi có bị xử phạt gì không? Kính mong Công ty luật giải đáp để bạn tôi không phải lo lắng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự khi gây tai nạn giao thông, gọi: 1900.599.979

Trả lời:

Về trách nhiệm hình sự: Căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì hành vi của bạn của bạn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các yếu tố sau:

+ Đáp ứng điều kiện về chủ thể của tội phạm;

+ Có hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ;

+ Có thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tài sản của người khác;

+ Hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ là nguyên nhân gây ra thiệt hại;

+ Có lỗi vô ý (người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

​Ta có thể thấy tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả.

+ Vô ý do tự tin, trong trường hợp người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

+ Vô ý do cẩu thả, trường hợp người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Nhưng theo như bạn nói, nếu bạn của bạn chứng minh được mình hoàn toàn không hề có lỗi trong việc để tai nạn xảy ra. Khi đó, có thể nói bạn sẽ không bị truy cứu hình sự liên quan đến tội phạm này. Vậy, đối chiếu với hành vi gây ra tai nạn giao thông của bạn bạn thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mọi vướng mắc quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.599.979 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Dragon.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Vi phạm giao thông gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Câu hỏi: Chủ sở hữu xe có phải bồi thường thiệt hại không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Câu hỏi: Gây tai nạn làm chết hai người bị phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ vào quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm khi làm chết 02 người.

Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông bị xử phạt thế nào ? Xử lý tai nạn giao thông

Không tuân thủ các quy định của pháp luật giao thông đường bộ là một trong nhưng nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Luật Sư tư vấn quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông và cách thức xử lý các vụ tai nạn giao thông, cụ thể:Không tuân thủ các quy định của pháp luật giao thông đường bộ là một trong nhưng nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Luật Sư tư vấn quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông và cách thức xử lý các vụ tai nạn giao thông, cụ thể:

Mức phạt khi sử dụng điện thoại khi lái xe ?

Thưa Luật sư! Tôi muốn hỏi hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiến xe mô tô, xe ô tô tham gia giao thông sẽ bị xử phạt thế nào?
Mong Luật sư tư vấn giúp.

Trả lời

Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt quy định người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;

Như vậy, hành vi khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

2. Tư vấn giải quyết tình huống va chạm giao thông ?

Kính chào Luật Minh Khuê, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em em đi xe máy, đèo mẹ ra bến xe bus và có quay xe để đi về thì một bác gái 61 tuổi đi ngược chiều và có xảy ra va chạm. Ở chỗ em em quay xe không có biển cấm quay đầu. Khi xảy ra va chạm thì em em đã cùng mẹ nhanh chóng đưa bác vào bệnh viện chạy chữa.
Nhưng khi vào thì bác sĩ có nói phải mổ, nhưng khả năng nhiễm trùng cao vì bác ấy bị tiểu đường. Thế là tối hôm ấy bác ý đã trốn viện về nhà và tự ý đắp lá thuốc. Khiến cho bệnh tình nặng thêm. Sau đó mới lại quay vào viện điều trị tiếp. Trong suốt quá trình đó thì nhà em vẫn bảo bác nên vào viện nhưng bác không vào và liên tục gọi điện yêu cầu gia đình em mang tiền vào cho bác mua thuốc kháng sinh tự điều trị. Do đó việc hòa giải gặp khó khăn.

Bây giờ bác ý ra viện lại thì bác sĩ chẩn đoán vỡ mắt cá chân, chờ mổ và vẫn sẽ phải đối mặt với khả năng nhiễm trùng cao. Và bác ý làm đơn kiện nhà em. Cho em hỏi hướng giải quyết nên như thế nào ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Đ.H.N

Trả lời:

Thứ nhất, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định lỗi của 2 bên và từ đó xác định vấn đề bồi thường thiệt hại.

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Thứ hai, nguyên tắc bồi thường
Nguyên tắc bồi thường được quy định Tại điều 585 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Thứ tư, Các khoản phải bồi thường
Theo quy định tại Nghị quyết 03/2006 hướng dẫn áp dụng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì những thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại: Chi phí này là chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chắc năng bị mất hoặc bị giảm sút cần thiết theo sự chỉ định của bác sĩ. Nó không bao gồm chi phí tăng thêm mà do lỗi của bệnh nhân không chịu điều trị kịp thời gây ra.

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

Vậy, nếu gia đình bạn tự nguyện đứng ra bồi thường để kịp thời chữa bệnh cho bác ấy. Nhưng việc bồi thường cũng chỉ tối đa là bồi thường những thương tích trong vụ tai nạn cho bác ấy. Những biến chứng do bác ấy không chịu chữa bệnh là do lỗi của bác ấy và bác ấy sẽ phải tự chịu những chi phí tăng thêm đó.

Ngoài ra Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định cách tính bồi thường như sau:

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Thứ năm, thời hiệu khởi kiện

Theo quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 3 năm

Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Như vậy, Trường hợp bên gia đình bác gái muốn khởi kiện thì phải chứng minh được yếu tố lỗi vi phạm nguyên tắc an toàn giao thông của bên mình, khởi kiện trong vòng 03 năm và sẽ áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe như trên đồng thời không bồi thường cho những thiệt hại phát sinh thêm do lỗi của bên người bị thiệt hại trong trường hợp có lỗi, nếu cả 2 bên cùng có lỗi thì cần xác định lỗi của 2 bên để bù trừ nghĩa vụ.