Hệ thống giao thông đường bộ

8219

Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường Quốc lộ, nối liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các của khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Dưới đây là các tuyến Quốc lộ tại Việt Nam:

  • Quốc lộ 1: Là con đường bắt đầu từ tỉnh Lạng Sơn theo hướng nam, qua các tỉnh, thành phố Bluắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa ở miền Bắc, qua các tỉnh duyên hải miền Trung tới Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và kết thúc tại Cà Mau. Đây là con đường có tổng chiều dài 2260 km, qua 31 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trên quốc lộ 1 có tổng tất cả 400 cây cầu, trong đó có những cây cầu lớn như cầu Chương Dương (Hà Nội), cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang), cầu Cần Thơ (Cần Thơ).
  • Quốc lộ 2: Con đường bắt đầu từ Hà Nội theo hướng tây bắc, qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai
  • Quốc lộ 3: Con đường từ Hà Nội theo hướng bắc, qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng
  • Quốc lộ 4: Từ Quảng Ninh theo hướng tây và được chia thành từng đoạn đường 4A, 4B, 4C, 4D. Qua Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai
  • Quốc lộ 5: Từ Hà Nội theo hướng đông, qua Hưng Yên, Hải Dương, và kết thúc tại Hải Phòng
  • Quốc lộ 6: Từ Hà Nội theo hướng tây bắc, qua Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên
  • Quốc lộ 7: Từ Nghệ An đi về hướng tây đến cửa khẩu Nậm Cắn, nối sang Luong Pha Bang (Lào)
  • Quốc lộ 8: Từ Hà Tĩnh đi về hướng tây đến cửa khẩu Cầu Treo nối sang Viên Chăn (Lào)
  • Quốc lộ 9: Từ Quảng Trị đi về hướng tây đến cửa khẩu Lao Bảo nối sang Savannakhet (Lào)
  • Quốc lộ 10: Từ Ninh Bình theo hướng đông bắc qua Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh
  • Quốc lộ 12A: Nối Quốc lộ 1A tại Thị trấn Ba Đồn Quảng Bình đi theo hướng tây qua thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hoá), thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hoá) chạy trùng vào đường Hồ Chí Minh (đoạn từ ngã ba Trung Hoá đến ngã ba Khe Ve) đi lên cửa khẩu Quốc tế Cha Lo sang Khăm Muộn- Lào
  • Quốc lộ 13: Từ TP.HCM, theo hướng bắc qua Bình Dương, Bình Phước, qua thị trấn Lộc Ninh đến cửa khẩu Hoa Lư sang Campuchia
  • Quốc lộ 14: Từ Đà Nẵng theo hướng tây nam, qua Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước
  • Quốc lộ 18: Từ Hà Nội, theo hướng đông bắc qua Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh
  • Quốc lộ 19: Từ Quy Nhơn (Bình Định theo hướng tây đi Pleiku (Kon Tum)
  • Quốc lộ 20: Từ Đồng Nai theo hướng đông bắc qua đi Lâm Đồng, qua Bảo Lộc và kết thúc tại Đà Lạt
  • Quốc lộ 22: Từ TP. Hồ Chí Minh theo hướng Tây bắc đi Tây Ninh, đến cửa khẩu Mộc Bài
  • Quốc lộ 22B: Từ Gò Dầu (Tây Ninh), theo hướng bắc lên cửa khẩu Xa Mát
  • Quốc lộ 24: Từ Quảng Ngãi theo hướng tây lên Kon Tum
  • Quốc lộ 25: Từ Tuy Hòa (Phú Yên) theo hướng tây bắc đi Pleiku (Kom Tum)
  • Quốc lộ 26: Từ Khánh Hòa theo hướng tây đi Buôn Ma Thuột
  • Quốc lộ 27: Từ Phan Rang (Ninh Thuận theo hướng Tây bắc, qua đèo Ngoạn Mục đi Đà Lạt
  • Quốc lộ 28: Từ Phan Thiết (Bình Thuận theo hướng tây bắc, qua Di Linh (Lâm Đồng) đi Gia Nghĩa (Đắk Nông)
  • Quốc lộ 30: Từ xã An Hữu (Tiền Giang) trên Quốc lộ 1 đi theo hướng tây bắc qua Cao Lãnh, Hồng Ngự (Đồng Tháp)
  • Quốc lộ 32: Từ Hà Nội theo hướng tây bắc, qua thị xã Sơn Tây (Hà Nội), Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu
  • Quốc lộ 50: Từ TP. Hồ Chí Minh, theo hướng nam đi Long An, Gò Công, Mỹ Tho (Tiền Giang)
  • Quốc lộ 51: Từ Biên Hoà (Đồng Nai), theo hướng đông nam đi qua Bà Rịa, đến Vũng Tàu
  • Quốc lộ 55: Từ Bà Rịa theo hướng đông đi La Gi, Hàm Tân (Bình Thuận)
  • Quốc lộ 56: Từ Long Khánh (Đồng Nai) theo hướng nam qua các huyện Cẩm Mỹ, Châu Đức tới TX. Bà Rịa
  • Quốc lộ 60: Từ Mỹ Tho (Tiền Giang) theo hướng nam, qua Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, con đường này phải đi qua 3 con sông lớn là Sông Tiền, sông Cổ Chiên, Sông Hậu bằng phà
  • Quốc lộ 61: Từ Cần Thơ, qua Hậu Giang, Kiên Giang
  • Quốc lộ 63: Từ Cà Mau theo hướng bắc đi Rạch Giá (Kiên Giang)
  • Quốc lộ 70: Từ Phú Thọ theo hướng tây bắc, đi Yên Bái, Lào Cai
  • Quốc lộ 80: Từ Vĩnh Long theo hướng tây nam qua Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang
  • Quốc lộ 91: Từ Cần Thơ đi Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang)

Toàn bộ các tuyến đường Quốc lộ có tổng chiều dài khoảng 17.300 km, trong đó gần 85% đã tráng nhựa. Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ, nối các huyện trong tỉnh, huyện lộ nối các xã trong huyện. Các tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, trong đó hơn 50% đã tráng nhựa.

[sửa] Hệ thống đường sắt

Bài chi tiết: Đường sắt Bắc Nam

Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 2600 km, trong đó tuyến đường chính nối Hà Nội – TP.HCM dài 1726 km, toàn ngành có 302 đầu máy, 1063 toa tàu chở khách và 4986 toa tàu chở hàng.[cần dẫn nguồn]

Các tuyến đường sắt từ Hà Nội:

  • Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh: 1726 km, được gọi là Đường sắt Bắc Nam
  • Hà Nội – Lào Cai: 296 km
  • Hà Nội – Hải Phòng: 102 km
  • Hà Nội – Đồng Đăng: 162 km
  • Hà Nội – cảng Cái Lân: 180 km (chở hàng)

Đường sắt Việt Nam hiện gồm có hai loại đội tàu hỏa là:

  • Các loại tàu khách, gồm: tàu liên vận quốc tế, tàu khách tốc hành và tàu nhanh, tàu khách thường và tàu hỗn hợp.
  • Các loại tàu chở hàng, gồm: tàu chuyên chở nhanh, tàu chuyên chở thường.

Hiện nay phần lớn đường sắt Việt Nam (khoảng 2249km) dùng khổ rộng 1,0 m, và toàn tuyến đường sắt Bắc Nam dùng khổ 1,0 m. Có 180 km dùng khổ 1,435 m là tuyến đường Hà Nội – cảng Cái Lân dùng cho tàu chở hàng[cần dẫn nguồn]

[sửa] Hệ thống đường thủy

Bài chi tiết: :Thể loại:Sông Việt Nam

Các tuyến đường thủy nội địa dựa theo các con sông chính như: sông Hồng, sông Đà ở miền Bắc; sông Tiền, sông Hậu ở miền Tây Nam Bộ và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn ở miền Đông Nam Bộ. Tổng chiều dài của tất cả các loại sông, kênh, rạch trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 42.000 km, dài nhất là hai con sông: sông Hồng với khoảng 541 km và sông Đà khoảng 543 km. Sông Hậu là con sông có khúc rộng nhất ở huyện Long Phú (Sóc Trăng) và Cầu Kè (Trà Vinh) với chiều ngang khoảng gần 4 km.

  • Sông Đà là con sông chảy qua các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Tây và giao nhau với sông Hồng tại Việt Trì(Phú Thọ)
  • Sông Hồng chảy qua các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định
  • Sông Tiền chảy qua các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre
  • Sông Hậu chảy qua các tỉnh như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng
  • Sông Sài Gòn và sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống đường thủy Việt Nam hiện đang đảm nhiệm 30% tổng lượng hàng hóa lưu chuyển trong nước, riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đảm nhiệm tới 70% lưu thông hàng hóa trong vùng. Các cảng biển chính hiện nay gồm: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở miền Trung và cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái ở miền Nam. Năm 2007, tổng khối lượng hàng hoá thông qua các cảng tại Việt Nam là 177 triệu tấn, trong đó hệ thống cảng Sài Gòn là 55 triệu tấn. Theo dự báo, dự báo lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam vào năm 2010 sẽ đạt 230-250 triệu tấn/năm và 500-550 triệu tấn/năm vào năm 2020[1].