Hướng dẫn cách hiểu biển 106b như thế nào mới cho đúng.

1264

Công ty Luật Dragon sẽ giúp các bạn giải quyết thắc mắc  liên quan đến lĩnh vực giao thông một cách nhanh nhất. Công ty Luật Dragon chúng tôi với nhiều năm có kinh nghiệm trong việc  tư vấn pháp luật ở các  lĩnh vực như hình sự, dân sự, hành chính,… sẽ giải đáp mọi thắc mắc của Quý khách.  Hãy nhấc máy lên và gọi Tổng đài tư vấn luật 1900599979 để được giải đáp.


Biển báo 106b trong vụ lái xe kiện CSGT là biển cấm theo loại xe được ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm.

Như Báo Giao thông đã đưa tin, sáng 29/5, TAND TP Vinh, tỉnh Nghệ An đã không chấp nhận đơn của lái xe Phan Đình Anh (35 tuổi, tài xế của doanh nghiệp Võ Minh) về việc cho rằng mình không vi phạm quy định của biển cấm.  Lái xe Phan Đình Anh trước đó khởi kiện đề nghị tòa tuyên vô hiệu quyết định xử phạt hành chính 4,9 triệu đồng của CSGT Công an TP Vinh.Trên mạng xã hội nhiều ngày qua đã có nhiều ý kiến tranh luận và cách hiểu khác nhau về biển báo hạn chế tải trọng 106b trong vụ kiện này.

Giải thích về biển báo này, trao đổi với Báo Giao thông chiều nay (30/5), một lãnh đạo Tổng cục Đường bộ VN (đề nghị không nêu tên) cho biết: Mục B.6 Quy chuẩn 41:2012/BGTVT quy định, biển 106b nằm trong nhóm biển 106 (a, b) về “Cấm ô tô tải” và biển 106c về “Cấm xe chở hàng nguy hiểm”.

Trong đó ghi rõ: a, Để báo đường cấm tất cả các loại ô tô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số 106a “Cấm ô tô tải”. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển; b, Nếu trên biển quy định trọng tải – trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ô tô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ VN cho biết, ở đây phải hiểu là phần b nối tiếp phần a chứ không phải hai phần độc lập nhau. Nghĩa là phải hiểu quy định như sau: Để báo đường cấm tất cả các loại ô tô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định, nếu trên biển quy định trọng tải – trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ô tô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b.

Mặt khác tại 4.24 của Quy chuẩn 41:2012/BGTVT giải thích: Ô tô tải là chỉ ô tô chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên.

Như vậy, biển 106b là cấm theo các loại xe chứ không phải cấm theo hàng hóa. Nghĩa là cấm tải trọng bản thân xe và tải trọng hàng được phép chuyên chở được xác định theo giấy chứng nhận đăng kiểm xe. Tải trọng của xe ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm đi kèm theo cũng quy định về chiều dài cơ sở và chiều rộng của xe. Dù xe có chở hàng hay không chở hàng vẫn phải chấp hành theo biển 106b. Điều này cũng tương tự như đối với xe khách 16 chỗ, dù có chở khách hay không thì vẫn gọi là loại xe 16 chỗ ngồi.

“Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương”, vị đại diện này dẫn chứng và khẳng định: UBND cấp tỉnh có thẩm quyền tổ chức giao thông phù hợp với điều kiện thực tế trên các tuyến đường địa phương mình quản lý.

Biển 106 ( a,b) là biển cấm xe tải phục vụ công tác tổ chức giao thông, các xe được ưu tiên theo qui định vẫn được phép lưu hành. Còn để báo đường cấm liên quan đến cầu đường là biển 115 “Hạn chế trọng lượng xe” hạn chế trọng lượng xe (trọng lượng toàn bộ xe + hàng) chuyên chở; hoặc biển báo 116” hạn chế trọng lượng trên trục xe. Trong các trường hợp này kể cả các xe được ưu tiên vẫn phải chấp hành. Tính theo biển này cơ quan chức năng có thể xác định tải trọng hàng hóa được phép chở của xe bằng cách cân xe, xác định theo hóa đơn hàng hóa.

Như vậy, theo phân tích trên, tài xế lái xe tải có tải trọng bản thân xe 3,4 tấn, tổng trọng lượng cả xe cả hàng được phép chuyên chở 7 tấn đi vào đường cắm biển 4 tấn là sai. Vì biển này giới hạn tải trọng theo loại xe (bao gồm tải trọng xe và hàng hóa được phép chuyên chở) ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm chứ không theo tải trọng bản thân xe. Bởi biển cấm này, ngoài việc hạn chế tải trọng để bảo vệ kết cấu hạ tầng còn hạn chế kích thước xe cho phù hợp với khổ đường, phương án tổ chức giao thông trên tuyến đường.

Công ty Luật Dragon – Tổng đài tư vấn luật  trực tuyến 1900599979
Website: www.congtyluatdragon.vn
Email : dragonlawfirm@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.