Quy chế kinh doanh vận tải đường sắt

1626

ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

 

 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

QUY CHẾ

KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

(Ban hành kèm theo quyết định số: 1339/QĐ-ĐS ngày 21/12/2011     của Hội đồng thành viên Đường sắt Việt Nam)

Quy chế này quy định về hoạt động kinh doanh vận tải trên hệ thống đường sắt quốc gia do Đường sắt Việt Nam quản lý. Mục đích: nhằm triển khai thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt theo đúng các quy định của pháp luật Nhà nước; đảm bảo sự công bằng, minh bạch và  hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân tham gia  kinh doanh.

Các điều, khoản quy định của Quy chế  được cụ thể hóa từ các điều, khoản quy định của Luật Đường sắt và các văn bản pháp luật có liên quan.

Chương I                                                                          NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này xác định các điều kiện và mối quan hệ giữa Đường sắt Việt Nam với các doanh nghiệp vận tải để liên kết hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy chế này áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải trên hệ thống đường sắt quốc gia do Đường sắt Việt Nam quản lý. Bao gồm:

a)  Đường sắt Việt Nam và các đơn vị trực thuộc;

b)  Các công ty con;

c)  Các công ty liên kết;

d)  Công ty tự nguyện tham gia liên kết với Đường sắt Việt Nam.

2. Trường hợp tổ chức các hoạt động kinh doanh liên quan đến vận tải đường sắt quốc tế mà Đường sắt Việt Nam là thành viên thì áp dụng theo quy định của  các điều ước quốc tế.

 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

            1.  Trong quy chế này những từ ngữ dưới dây được hiểu như sau:

a) “ Đường sắt Việt Nam” là tên viết tắt của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

b) Đơn vị trực thuộc Đường sắt Việt Nam, bao gồm: “Đơn vị phụ thuộc”  và “Đơn vị sự nghiệp”.

 “Đơn vị phụ thuộc” là các đơn vị do Hội đồng thành viên quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, bao gồm: văn phòng đại diện, chi nhánh và đơn vị hạch toán phụ thuộc.

 “Đơn vị sự nghiệp” là các Viện nghiên cứu, Trường đào tạo, các Ban quản lý dự án của Đường sắt Việt Nam; Báo Đường sắt; Trung tâm Y tế Đường sắt; Trung tâm ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt và các Trung tâm ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt khu vực.

            c) “ Doanh nghiệp vận tải” là các doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của quy chế này, có quan hệ liên kết với  Đường sắt Việt Nam để cùng thực hiện hoạt động  kinh doanh vận tải trên mạng đường sắt quốc gia, có quan hệ pháp nhân với Đường sắt Việt Nam thông qua các hình thức:

“Công ty  phụ thuộc” là công ty hạch toán phụ thuộc Đường sắt Việt Nam.

“Công ty con”  là công ty do Đường sắt Việt nam đầu tư 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài theo quy định của Pháp luật.

“Công ty liên kết” là công ty mà Đường sắt Việt Nam nắm giữ cổ phần, vốn góp không chi phối, tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định của Pháp luật có liên quan.

“Công ty tự nguyện tham gia liên kết với Đường sắt việt Nam”  là công ty không có cổ phần, vốn góp của Đường sắt Việt Nam nhưng tự nguyện trở thành thành viên liên kết trên cơ sở quan hệ gắn bó về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác với Đường sắt Việt nam theo hợp đồng liên kết hoặc thỏa thuận giữa Công ty đó với Đường sắt Việt Nam.

d) “ Hợp đồng vận chuyển” là hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi, hàng hóa,  được ký kết giữa doanh nghiệp vận tải và hành khách, người thuê vận tải.

đ) “Hợp đồng kinh doanh vận tải đường sắt” là hợp đồng liên kết kinh doanh vận tải đường sắt,  được ký kết giữa Đường sắt Việt Nam và doanh nghiệp vận tải.

2.  Văn bản pháp luật liên quan:

–          Bộ luật dân sự số: 33/2005/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005.

–          Luật đường sắt  số 35/2005/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005.

–          Luật thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005.

–          Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005.

–          Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đường sắt.

–          Tiêu chuẩn ngành “Quy phạm khai thác kỹ thuật đường sắt”  ban hành kèm theo quyết định số: 76/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.

–          Tiêu chuẩn ngành “Quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt”  ban hành kèm theo quyết định số: 75/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.

–          Tiêu chuẩn ngành “Quy trình tín hiệu đường sắt”  ban hành kèm theo quyết định số: 74/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.

–          “Quy định về việc vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia” ban hành kèm theo quyết định số: 01/2006/QĐ-BGTVT ngày 04/01/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

–          “Quy định về việc vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia” ban hành kèm theo quyết định số: 05/2006/QĐ-BGTVT ngày 13/01/2006 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.

–          “Quy định về việc xây dựng, công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, biểu đồ chạy tàu trên đường sắt Quốc gia” ban hành kèm theo quyết định số: 69/2005/QĐ-BGTVT ngày 09/12/2005 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.

–          Các văn bản khác có liên quan của pháp luật Nhà nước và của Đường sắt Việt Nam.

Điều 4.  Nguyên tắc chung trong hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt.

1. Kinh doanh vận tải đường sắt là kinh doanh có điều kiện, các bên  tham gia kinh doanh phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải đường sắt và những quy định khác có liên quan.

2. Hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động giao thông đường sắt: thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

3. Tất cả các doanh nghiệp vận tải, khi thực hiện kinh doanh vận tải trên mạng đường sắt quốc gia phải có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với Đường sắt Việt Nam.

4. Hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt của mỗi doanh nghiệp vận tải được phân định theo các đoàn tàu do doanh nghiệp quản lý.

5. Việc tổ chức chạy tàu của các doanh nghiệp vận tải trên mạng đường sắt quốc gia  phải tuân thủ công tác điều hành giao thông đường sắt của Đường sắt Việt Nam.

6.  Hoạt động kinh doanh vận tải đường  sắt phải phù hợp với năng lực  kết cấu hạ tầng đường sắt và đồng bộ với các hoạt động kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt.

Điều 5.  Hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt

1.  Hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt là việc vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng các đoàn tàu theo yêu cầu của hành khách và người thuê vận tải.

2. Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải cùng thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt.  Phương án kinh doanh được xác định theo khoản 3 và khoản 4 của điều này.

3.  Thực hiện quy trình tổ chức vận tải

a)  Đường sắt Việt Nam căn cứ năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt trên các tuyến, khả năng cung cấp sức kéo và căn cứ vào các yêu cầu về vận chuyển, tổ chức chạy tàu của doanh nghiệp vận tải để thực hiện việc xây dựng, công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng và xây dựng  biểu đồ chạy tàu cho doanh nghiệp.

b) Doanh nghiệp vận tải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để lập tàu và chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu. Bao gồm các nội dung:

  • Chuẩn bị phương tiện chuyên chở;
  • Thực hiện tác nghiệp nhận chở;
  • Phục vụ chuyên chở trên các đoàn tàu;

c)  Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện công tác điều hành và tổ chức chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu.  Bao gồm các nội dung:

  • Cung cấp đầu máy vận dụng, điều hành đầu máy kéo tàu và dồn tàu;
  • Tổ chức công tác dồn lập, giải thể tàu; cắt, lấy toa xe; dồn phục vụ công tác xếp dỡ…;
  • Tổ chức công tác chỉ huy, điều độ chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu;
  • Tổ chức công tác đón tàu, gửi tàu và tránh vượt tàu tại các ga.

d)  Doanh nghiệp vận tải thực hiện tác nghiệp tiễn trả khách, trao trả hành lý, bao gửi, hàng hóa.

đ)  Trong quá trình tổ chức vận tải, các bên cùng thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và hàng hóa chuyên chở; thực hiện công tác cứu hộ và khắc phục sự cố trên đường sắt.

e)  Trường hợp doanh nghiệp vận tải không tự thực hiện được một số công đoạn, tác nghiệp của quy trình tổ chức vận tải nêu tại điểm b, điểm d và điểm đ khoản này thì có thể hợp đồng thuê lại Đường sắt Việt Nam hoặc các doanh nghiệp khác thực hiện.

4.   Giao dịch kinh tế  trong hoạt động  kinh doanh vận tải đường sắt

a)  Doanh nghiệp vận tải trên cơ sở thỏa thuận hợp tác kinh doanh với Đường sắt Việt Nam, thực hiện việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành và các dịch vụ khác liên quan đến giao thông đường sắt. Trong đó: Đường sắt Việt Nam cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt và các dịch vụ hỗ trợ vận tải liên quan; doanh nghiệp thanh toán cho Đường sắt Việt Nam tiền cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên.

Hợp đồng được ký kết trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt  được quy định tại chương II của Quy chế này.

Hình thức ký kết hợp đồng, nội dung, giá cả, phương thức thanh toán và giải quyết tranh chấp được quy định tại chương III của Quy chế này.

b) Doanh nghiệp vận tải ký kết hợp đồng vận chuyển với hành khách, người thuê vận tải  để thu cước phí vận chuyển.

Hợp đồng vận tải với hành khách hoặc với người thuê vận tải phải đảm bảo có nội dung phù hợp với các điều kiện về việc cung cấp dịch vụ điều hành, dịch vụ hỗ trợ của Đường sắt Việt Nam và các điều khoản khác đã ký kết trong hợp đồng kinh doanh vận tải giữa hai bên.

Điều 6.  Điều kiện  kinh doanh vận tải đường sắt

1  Các doanh nghiệp vận tải khi thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải trên mạng đường sắt quốc gia phải có đầy đủ các điều kiện sau:

a)  Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đường sắt; có chứng chỉ an toàn do cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đường sắt cấp; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo các quy định của pháp luật.

b) Có phương tiện để phục vụ công tác chuyên chở

 Phương tiện chuyên chở là tất cả các chủng loại toa xe có đủ điều kiện để vận dụng phục vụ công tác chuyên chở  hành khách, hành lý, bao gửi, hàng hóa trên đường sắt.

Toa xe chuyên chở của doanh nghiệp là các toa xe thuộc tài sản của doanh nghiệp hoặc toa xe do doanh nghiệp đi thuê từ các doanh nghiệp khác.

Các toa xe đưa vào khai thác vận dụng phải có giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực; trước khi đưa vào khai thác vận dụng phải có hồ sơ kỹ thuật được Đường sắt Việt Nam chấp thuận;

c) Có trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực để thực hiện phương án tổ chức kinh doanh vận tải. Phương án kinh doanh vận tải của doanh nghiệp phải phù hợp với khả năng đáp ứng của Đường sắt Việt Nam về năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt, năng lực chạy tàu, cung cấp sức kéo và các dịch vụ hỗ trợ vận tải liên quan. Phương án kinh doanh vận tải của doanh nghiệp phải được Đường sắt Việt Nam chấp thuận;

d) Có hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải  đường sắt với đường sắt Việt Nam;

đ) Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

2. Các doanh nghiệp khi không có đủ các điều kiện để trực tiếp kinh doanh theo các yêu cầu nêu trên, thì tham gia kinh doanh vận tải đường sắt bằng hình thức đại lý vận tải hoặc liên kết cùng với các doanh nghiệp khác để có đủ điều kiện cùng tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt theo các quy định của Quy chế này.

Điều 7.  Điều hành giao thông vận tải đường sắt

1. Điều hành giao thông vận tải đường sắt là hoạt động tổ chức chạy các đoàn tàu từ nơi này đến nơi khác trên các tuyến đường sắt theo biểu đồ chạy tàu để phục vụ yêu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải.

2. Đường sắt Việt Nam là tổ chức duy nhất điều hành thống nhất, tập trung mọi hoạt động giao thông vận tải trên mạng đường sắt quốc gia.

3.  Nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt bao gồm:

a) Xây dựng, công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia; xây dựng và phân bổ biểu đồ chạy tàu theo yêu cầu của các doanh nghiệp vận tải. Các nội dung về việc xây dựng, phân bổ và công bố biểu đồ chạy tàu thực hiện theo điều 15 của Quy chế này;

b)  Tổ chức chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu:

  • Chỉ huy điều độ chạy tàu thống nhất, tập trung, tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố, quy trình, quy phạm chạy tàu; bảo đảm giao thông vận tải an toàn, thông suốt theo biểu đồ chạy tàu; không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp vận tải đường sắt;
  • Cung cấp đầu máy vận dụng, điều hành đầu máy kéo tàu và dồn tàu;
  • Tổ chức công tác dồn lập, giải thể tàu; cắt, lấy toa xe; dồn phục vụ công tác xếp dỡ… theo kế hoạch vận tải của doanh nghiệp;
  • Tổ chức công tác đón tàu, gửi tàu và tránh vượt tàu tại các ga, theo sự chỉ huy của điều độ chạy tàu, tuân thủ các quy định của quy trình, quy phạm.

c)   Điều chỉnh và khôi phục biểu đồ chạy tàu: Tạm đình chỉ chạy tàu khi xét thấy nguy cơ mất an toàn chạy tàu; điều chỉnh hành trình chạy tàu trên từng khu đoạn, từng tuyến, toàn mạng để khôi phục biểu đồ chạy tàu sau tai nạn, sự cố;

d)  Chỉ huy xử lý các sự cố khẩn cấp hoặc bất thường xảy ra trên đường sắt; huy động phương tiện, thiết bị và nhân lực phục vụ cho công tác cứu hộ và khắc phục sự cố trên đường sắt; tham gia phân tích nguyên nhân, yêu cầu các bên liên quan áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố, nâng cao chất lượng độ an toàn của giao thông đường sắt;

đ) Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp vận tải để cung cấp dịch vụ điều hành và các dịch vụ liên quan đến giao thông vận tải đường sắt;

e) Thu thập và tổng hợp thông tin liên quan đến giao thông đường sắt;

f)  Từ chối cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải và đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ an toàn của doanh nghiệp vận tải khi doanh nghiệp không đáp ứng được các quy định trong chứng chỉ an toàn;

g)  Phối hợp điều hành giao thông vận tải đường sắt với các tổ chức đường sắt quốc tế.

4. Đường sắt Việt Nam thực hiện hoạt động điều hành giao thông vận tải thông qua các đơn vị phụ thuộc, như sau:

a)  Công ty mẹ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng, công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia; xây dựng và phân bổ biểu đồ chạy tàu cho các doanh nghiệp; hướng dẫn triển khai kỹ thuật thực hiện biểu đồ chạy tàu;

b)  Trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt thực hiện công tác chỉ huy, điều độ chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu;

c)  Công ty sức kéo đường sắt chịu trách nhiệm cung cấp đầu máy vận dụng để kéo tàu và dồn tàu tại các khu vực;

d) Các ga đường sắt tổ chức công tác đón, gửi tàu; chạy tàu và dồn tàu theo sự chỉ huy của Trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt;

đ)  Trung tâm Ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt  thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lụt; ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn đường sắt.

5.  Nguồn kinh phí cho hoạt động điều hành giao thông vận tải đường sắt được thu từ hợp đồng kinh doanh vận tải với các doanh nghiệp vận tải và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Điều 8.  Sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

1.  Kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư và giao cho Đường sắt Việt Nam quản lý, khai thác, bảo trì và sửa chữa để kinh doanh thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, cung ứng dịch vụ phục vụ giao thông vận tải và các dịch vụ khác trên cơ sở khai thác tối đa năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt.

2. Các doanh nghiệp vận tải khi đã có đủ các điều kiện quy định tại điều 6 của quy chế này thì được sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia để phục vụ cho hoạt động  kinh doanh vận tải đường sắt của mình.

3. Doanh nghiệp vận tải khi sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có trách nhiệm:

a)  Nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt để kinh doanh vận tải đường sắt theo hợp đồng đã ký với Đường sắt Việt Nam.

b)  Thanh toán cho Đường sắt Việt nam tiền thuê sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia để kinh doanh các hoạt động dịch vụ khác không liên quan đến quy trình tổ chức vận tải theo quy định, bao gồm: Thuê mặt bằng kho, bãi để làm địa điểm kinh doanh các dịch vụ khác ngoài vận tải; thuê địa điểm bán hàng; thuê địa điểm quảng cáo; ….

4.  Các doanh nghiệp vận tải và các tổ chức, cá nhân khác có thể trực tiếp đầu tư hoặc cùng Đường sắt Việt Nam đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt để được kinh doanh trên kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư.

Điều 9. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt

1.  Đường sắt Việt Nam căn cứ mục tiêu kinh doanh, chức năng hoạt động và ngành nghề kinh doanh đã đăng ký với các cơ quan Nhà nước; căn cứ tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực hiện có để tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải trên toàn mạng đường sắt, nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp vận tải, ngoài việc bắt buộc phải sử dụng dịch vụ điều hành giao thông vận tải của Đường sắt Việt Nam (bao gồm các nội dung quy định tại điều 7 của Quy chế này), thì tùy theo yêu cầu kinh doanh có thể ký kết các hợp đồng kinh tế với Đường sắt Việt Nam hoặc đơn vị được Đường sắt Việt Nam ủy quyền hoặc phân cấp để được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt khác.  Bao gồm:

a) Dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa tại ga, bãi hàng của đường sắt

Đường sắt Việt thực hiện việc tổ chức kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại một số ga, bãi hàng để phục vụ nhu cầu vận chuyển cho các doanh nghiệp vận tải và người thuê vận tải.

Hoạt động kinh doanh và tổ chức xếp dỡ tại các ga, bãi hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về điều kiện an toàn của địa điểm, phương tiện xếp dỡ; tuân thủ các quy định có liên quan về công tác xếp dỡ hàng hóa theo “Quy định vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia”.

b) Dịch vụ lưu kho, bảo quản hàng hóa tại ga đường sắt.

Đường xếp dỡ, nhà kho, bãi hàng tại các ga thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Đường sắt Việt Nam quản lý, các doanh nghiệp vận tải được sử dụng chung để thực hiện tác nghiệp nhận chở và trao trả hàng hóa.

Trường hợp người thuê vận tải mang hàng hóa đến tập kết tại kho, bãi của nhà ga trước thời hạn hoặc giải phóng hàng ra khỏi kho, bãi quá thời gian quy định theo “Quy định vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia” thì các ga sẽ thực hiện thu tiền lưu kho, bãi từ người thuê vận tải.

Đường sắt Việt Nam (thông qua các ga hoặc đơn vị được Đường sắt Việt Nam ủy quyền, phân cấp)  thực hiện việc kinh doanh dịch vụ lưu kho, bảo quản hàng hóa tại các ga để phục vụ yêu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp và người thuê vận tải.

Hoạt động kinh doanh lưu kho, bảo quản hàng hóa tại ga đường sắt phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn kho bãi, đảm bảo quy định về phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường; tuân thủ các quy định có liên quan về hàng hóa lưu kho, lưu bãi  theo “Quy định vận chuyển hàng hóa trên đường sắt quốc gia” .

c) Dịch vụ giao nhận

Hệ thống tổ chức các ga của Đường sắt Việt Nam có chức năng thực hiện các tác nghiệp về đón, trả hành khách; giao nhận hành lý, bao gửi và giao nhận hàng hóa. Doanh nghiệp vận tải có thể sử dụng dịch vụ này để phục vụ yêu cầu kinh doanh, trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng với Đường sắt Việt Nam.

d) Dịch vụ đại lý vận tải đường sắt

Đường sắt Việt Nam giao cho các Công ty vận tải phụ thuộc, các ga đường sắt căn cứ các điều kiện thực tế của đơn vị tiến hành tổ chức các hoạt động dịch vụ đại lý bán vé, đại lý vận tải hàng hóa để thực hiện tác nghiệp nhận chở thay cho các doanh nghiệp vận tải khi các doanh nghiệp này yêu cầu.

Các đơn vị của Đường sắt Việt Nam được doanh nghiệp vận tải giao làm đại lý, trên cơ sở các thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên, phải  thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đối với hành khách, người thuê vận tải.

đ)  Dịch vụ sửa chữa, kiểm tra kỹ thuật phương tiện giao thông vận tải đường sắt

Đường sắt Việt Nam giao cho các đơn vị có chức năng khám chữa  toa xe thực hiện việc cung cấp dịch vụ sửa chữa, kiểm tra kỹ thuật toa xe trong phạm vi quản lý của đơn vị.

 Các doanh nghiệp vận tải khi có yêu cầu sử dụng dịch vụ này  để thực hiện các  quy trình khám, chữa, chỉnh bị toa xe theo quy định, thì ký kết hợp đồng với Đường sắt Việt Nam hoặc ký kết trực tiếp với đơn vị cung cấp dịch vụ.

e) Các dịch vụ logistics khác liên quan quan đến việc tổ chức và thực hiện chuyên chở hành khách, hành lý, bao gửi và hàng hóa bằng đường sắt.

Chương II                                                                                                                      QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN                                                                                 TRONG  HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI  ĐƯỜNG SẮT

Mục 1

Quyền và nghĩa vụ của Đường sắt Việt Nam

Điều 10.  Quyền của Đường sắt Việt Nam

            1.  Thực hiện chức năng trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt, thông qua các công ty vận tải phụ thuộc;

            2. Chủ động lựa chọn để cung cấp dịch vụ điều hành và các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt cho mọi doanh nghiệp vận tải, trên nguyên tắc: công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất;

3. Thực hiện các chính sách đầu tư nâng cao chất lượng, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải đường sắt; từ chối cung cấp dịch vụ điều hành và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật hoặc có các yêu cầu kinh doanh ngoài khả năng đáp ứng của Đường sắt Việt Nam;

4. Xây dựng và thống nhất các kế hoạch phối hợp sản xuất kinh doanh giữa các bên; chỉ huy, điều hành thống nhất tập trung mọi hoạt động giao thông vận tải trên toàn mạng lưới đường sắt.;

5. Xây dựng, ban hành giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt và giá các dịch vụ hỗ trợ vận tải  do mình cung cấp;

6. Quản lý kỹ thuật và nghiệp vụ; xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế – kỹ thuật có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế và phù hợp với các quy định của pháp luật;

7. Yêu cầu các doanh nghiệp vận tải đường sắt thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy trình, quy phạm kỹ thuật về khai thác vận tải đường sắt và các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Tạm đình chỉ chạy tàu của các doanh nghiệp khi thấy các nguy cơ mất an toàn về chạy tàu hoặc khi thấy doanh nghiệp không thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng;

8. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp do lỗi của các bên gây ra làm hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt; hư hỏng phương tiện, thiết bị,  tài sản hoặc  hoặc bị gây tổn thất về kinh tế…;

9. Được cung cấp các thông tin liên quan về nhu cầu vận tải, năng lực thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ cho việc  xây dựng, phân bổ biểu đồ chạy tàu và điều hành giao thông vận tải hàng ngày;

10. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11.  Nghĩa vụ của Đường sắt Việt Nam

1. Xây dựng, phê duyệt, ban hành: công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng và  biểu đồ chạy tàu trên mạng đường sắt quốc gia; phân bổ hành trình chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu cho các doanh nghiệp vận tải;

2. Tổ chức bộ máy để điều hành toàn bộ hoạt động giao thông vận tải trên mạng đường sắt quốc gia, bao gồm bộ phận điều độ trung tâm và bộ phận chạy tàu tại các ga;

 3. Cung cấp sức kéo và tổ chức chạy tàu theo đúng biểu đồ chạy tàu đã công bố; tuân thủ quy trình, quy phạm; đảm bảo an toàn, thống nhất, tập chung, thông suốt;

4. Bố trí địa điểm, cam kết đảm bảo chất lượng công trình kiến trúc thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt tại các ga (nhà ga, quảng trường, ke ga, kho, bãi hàng, đường xếp dỡ,…) để các doanh nghiệp vận tải sử dụng phục vụ công tác vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi, hàng hóa.

5. Chỉ huy điều phối lực lượng, tổ chức phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông gây ra;

6. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo yêu cầu các doanh nghiệp vận tải;

7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.

Mục 2

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp vận tải

Điều 12.  Quyền của doanh nghiệp vận tải

1. Hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp;

2.  Được Đường sắt Việt Nam cung cấp dịch vụ điều hành và các dịch vụ hỗ trợ khác liên quan; được đối xử bình đẳng khi tham gia kinh doanh vận tải đường sắt;

3. Sử dụng công trình kiến trúc thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt tại các ga để phục vụ các yêu cầu kinh doanh;

4. Được cung cấp các thông tin kinh tế, kỹ thuật liên quan đến công tác điều hành giao thông vận tảỉ;

5. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp do lỗi của Đường sắt Việt Nam gây ra làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;

6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13.  Nghĩa vụ của doanh nghiệp vận tải

1. Thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;

2. Xây dựng quy trình sản xuất và chuẩn bị các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy hoạt động và nhân lực  phù hợp với phương án kinh doanh;

3. Thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp vận tải theo quy trình tổ chức vận tải nêu tại điểm b, điểm d và đ khoản 2 điều 5 của quy chế này, cụ thể:

a)  Chuẩn bị phương tiện chuyên chở:

Cung cấp đầy đủ toa xe để phục vụ công tác nhận chở và chuyên chở theo  hợp đồng vận tải đã ký kết với hành khách và với người thuê vận tải.

Toa xe chuyên chở phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật để chạy trên các tuyến, khu đoạn đường sắt. Trong quá trình vận dụng toa xe, doanh nghiệp vận tải chịu trách nhiệm thực hiện các  quy trình khám, chữa, chỉnh bị toa xe theo quy định.

b) Thực hiện tác nghiệp nhận chở và trao trả

Đối với kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bao gồm các nội dung:  tổ chức công tác bán vé; phục vụ hành khách đợi tàu tại các nhà ga; tổ chức tác nghiệp đón, tiễn hành khách ra vào ga và lên xuống tàu; nhận vận chuyển  và trao trả hành lý bao gửi;…

Đối với kinh doanh vận tải hàng hóa bao gồm các nội dung: Ký kết hợp đồng với người thuê vận tải; làm các thủ tục vận chuyển; giao nhận hàng hóa với người thuê vận tải; tổ chức xếp dỡ hàng hóa; trông coi, bảo quản  lưu hàng hóa tại các kho bãi; giải quyết sự cố thương vụ; cung cấp thông tin…

c)  Phục vụ chuyên chở: Trong quá trình chuyên chở, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đảm nhận toàn bộ công tác phục vụ trên các đoàn tàu theo quy định.

d)  Đảm bảo các điều kiện an toàn trong quá trình chuyên chở: Đảm bảo đúng tải trọng kỹ thuật của toa xe, tải trọng cầu đường theo từng tuyến, khu đoạn vận chuyển; chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp trông coi, bảo quản và đảm bảo an toàn về người, phương tiện và hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở theo quy định.

đ) Trường hợp doanh nghiệp không tự đảm nhận được các tác nghiệp trên thì có thể thuê Đường sắt Việt Nam hoặc các doanh nghiệp khác thực hiện thông qua các hình thức: đại lý vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ khám chữa phương tiện giao thông đường sắt, dịch vụ  logistics;

4. Tuân thủ công tác điều hành giao thông vận tải và quản lý kỹ thuật nghiệp vụ của Đường sắt Việt Nam;

5. Cung cấp các thông tin liên quan cho Đường sắt Việt Nam để phục vụ cho việc xây dựng biểu đồ chạy tàu, xây dựng kế hoạch vận tải  năm, tháng, quý, ngày;

6.  Phối hợp với Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp khác trong quá trình  triển khai thực hiện hoạt động sản xuất vận tải;

7.  Thực hiện trách nhiệm bảo vệ trật tư, an toàn; tham gia và chịu sự điều phối lực lượng của Đường sắt Việt Nam trong việc phòng, chống thiên tai, khắc phục tai nạn giao thông đường sắt; hỗ trợ duy trì chạy tàu trong trường hợp đặc biệt và vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt theo quy định của Pháp luật;

8. Trả phí, tiền thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, thuê sử dụng dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt và các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác có liên quan do Đường sắt Việt Nam cung cấp;

9. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

10. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.

Mục 3

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong tổ chức sản xuất

Điều 14. Xây dựng kế hoạch vận tải

1. Đường sắt Việt Nam và các bên tham gia kinh doanh vận tải đường sắt phải tiến hành xây dựng các kế hoạch vận tải hàng năm, quý, tháng và hàng ngày.

2. Kế hoạch vận tải do Đường sắt Việt Nam chủ trì xây dựng, trên cơ sở tổng hợp nhu cầu vận chuyển của các doanh nghiệp vận tải, đồng thời phải phù hợp với năng lực chạy tàu trên các tuyến và khả năng cung cấp sức kéo của Đường sắt Việt Nam.

Nội dung kế hoạch vận tải, bao gồm:

a) Kế hoạch khối lượng vận tải và doanh thu;

b) Kế hoạch chạy tàu khách, tàu hàng trên các tuyến;

c) Kế hoạch vận dụng đầu máy;

d) Kế hoạch vận dụng toa xe;

đ) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật;

e) Các biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch.

3.  Doanh nghiệp vận tải chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đơn vị mình, gửi kèm theo các thông tin liên quan về Đường sắt Việt Nam.

Đường sắt Việt Nam tập hợp, cân đối và xây dựng kế hoạch vận tải chung trên toàn mạng lưới. Thống nhất nội dung với các doanh nghiệp vận tải trước khi công bố, ban hành.

4.   Thời hạn xây dựng kế hoạch vận tải

a) Kế hoạch vận tải năm:  Hoàn thành xây dựng kế hoạch trước ngày 05 tháng 10 của năm trước liền kề năm kế hoạch.

b) Kế hoạch vận tải quý: Hoàn thành xây dựng kế hoạch trước ngày 25 của tháng trước tháng đầu quý kế hoạch.

c)  Kế hoạch vận tải tháng: Hoàn thành xây dựng kế hoạch trước ngày 25 của tháng trước tháng kế hoạch.

5. Căn cứ kế hoạch vận tải tháng, các bên sẽ phối hợp để xây dựng kế hoạch vận tải hàng ngày. Nội dung kế hoạch ngày được quy định tại điều 16 của quy chế này.

Điều 15.  Xây dựng, công bố, phân bổ biểu đồ chạy tàu

1. Đường sắt Việt Nam căn cứ vào năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt, căn cứ vào các kế hoạch vận tải nêu tại điều 14 của quy chế này và các yêu cầu về tổ chức chạy tàu của doanh nghiệp vận tải, chịu trách nhiệm xây dựng, công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng và biểu đồ chạy tàu trên toàn bộ hệ thống đường sắt quốc gia. Việc xây dựng và công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng và biểu đồ chạy tàu trên được thực hiện theo các quy định và hướng dẫn pháp luật.

2. Biểu đồ chạy tàu là cơ sở của việc tổ chức chạy tàu, được xây dựng hàng năm và theo mùa cho từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt. Bao gồm: Biểu đồ chạy tàu hàng năm,  biểu đồ chạy tàu hè và biểu đồ chạy tàu tết.

Trường hợp do khối lượng vận tải tăng đột xuất hoặc theo các yêu cầu vận tải đặc biệt khác: trên cơ sở đề nghị của các  doanh nghiệp vận tải, Đường sắt Việt Nam sẽ xem xét để bổ sung thêm các hành trình chạy tàu vào biểu đồ chạy tàu.

3 – Nội dung cơ bản của của biểu đồ chạy tàu gồm:

a) Tổng số đôi tàu khách, tàu hàng (gồm cả các đoàn tàu chính thức và các đoàn tàu dự bị) chạy trên các khu đoạn trong một ngày đêm;

b) Ga đỗ tác nghiệp hàng hóa, hành khách, tác nghiệp kỹ thuật;

c) Hành trình chạy của mỗi đoàn tàu, thời gian chạy trên từng khu gian, thời gian đỗ dừng làm tác nghiệp tại các ga;

c) Độ dốc lớn nhất trên các khu đoạn chạy tàu; các quy định cần thiết khác có liên quan đến việc hướng dẫn và triển khai thực hiện biểu đồ chạy tàu;

4. Các đề xuất về việc tổ chức chạy tàu của doanh nghiệp vận tải trong xây dựng biểu đồ chạy tàu phải phù hợp với các điều kiện sau:

a) Kế hoạch tổ chức chạy các đoàn tàu khách, tàu hàng trên các tuyến phải phù hợp với kế hoạch vận tải đã ban hành;

b) Số lượng đôi tàu, mật độ chạy tàu, tốc độ chạy tàu  trên mỗi tuyến phải tương ứng với năng lực thông qua hiện có của tuyến;

c) Thành phần của mỗi đoàn tàu về chiều dài, tấn số phải phù hợp với các điều kiện về năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt (chiều dài đường ga) và khả năng cung cấp sức kéo (phương án bố trí vận dụng đầu máy) của Đường sắt Việt Nam;

d) Các ga lập, giải thể tàu; ga dừng đỗ làm các tác nghiệp kỹ thuật, tác nghiệp hành khách, tác nghiệp hàng hóa trong hành trình chạy tàu phải có đủ các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực để thực hiện tác nghiệp theo quy định của Đường sắt Việt Nam.

5. Trình tự xây dựng biểu đồ chạy tàu hàng năm:

a) Các yêu cầu về vận chuyển và tổ chức chạy tàu trên các tuyến của doanh nghiệp vận tải phải gửi về Đường sắt Việt Nam trước 75 ngày so ngày dự kiến công bố biểu đồ chạy tàu (công bố chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 của năm trước liền kề).

b) Đường sắt Việt Nam xây dựng dự thảo biểu đồ chạy tàu gửi các doanh nghiệp vận tải, các bộ phận có liên quan để tham gia ý kiến trước 45 ngày so với ngày dự kiến công bố biểu đồ chạy tàu.

c) Chậm nhất sau 35 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo biểu đồ chạy tàu, các doanh nghiệp vận tải phải có ý kiến đóng góp bằng văn bản gửi Đường sắt Việt Nam.

d) Sau khi có ý kiến tham gia của các doanh nghiệp vận tải, Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm tiếp thu, hoàn chỉnh biểu đồ chạy tàu và công bố. Biểu đồ chạy tàu được gửi tới các doanh nghiệp vận tải trước 10 ngày so với ngày dự kiến thực hiện.

6.  Phân bổ biểu đồ chạy tàu

a) Đường sắt việt Nam phân bổ hành trình chạy tàu cho các doanh nghiệp vận tải đồng thời với việc ban hành biểu đồ chạy tàu và chỉ được thực hiện sau khi  doanh nghiệp vận tải đã chấp thuận giao kết hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông đường sắt với Đường sắt Việt Nam.

 b) Việc phân bổ biểu đồ chạy tàu cho các doanh nghiệp vận tải được thực hiện theo nguyên tắc:

–          Không phân biệt đối xử và công bố công khai cho mọi doanh nghiệp

–          Đáp ứng tối đa yêu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa phục vụ theo kế hoạch vận tải của doanh nghiệp.

–          Sử dụng hợp lý phương tiện giao thông đường sắt của các bên và phải đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

–          Chỉ huy điều hành được dễ dàng, thuận lợi và an toàn; hạn chế tối đa việc điều chỉnh biểu đồ chạy tàu.

7.  Trường hợp tranh chấp biểu đồ chạy tàu.

Trường hợp các doanh nghiệp vận tải không thống nhất với dự thảo biểu đồ chạy tàu hoặc quyền được sử dụng hành trình chạy tàu và các vấn đề liên quan đến giao thông đường sắt thì Đường sắt Việt Nam thực hiện chủ trì đàm phán, thỏa thuận và quyết định.

8.   Điều chỉnh biểu đồ chạy tàu

a)  Điều chỉnh biểu đồ chạy tàu theo yêu cầu của doanh nghiệp

Trong quá trình thực hiện biểu đồ chạy tàu nếu doanh nghiệp vận tải cần chạy thêm, bỏ bớt tàu hoặc thay đổi hành trình chạy tàu, thay đổi ga đỗ tác nghiệp để phù hợp với  nhu cầu vận chuyển tại từng thời điểm thì phải gửi văn bản đề nghị về Đường sắt Việt Nam, trong đó phải nêu rõ các nội dung cần điều chỉnh.

Đường sắt Việt Nam sau khi nhận được các đề nghị về điều chỉnh biểu đồ chạy tàu của doanh nghiệp vận tải phải đối chiếu với các điều kiện, yêu cầu về xây dựng biểu đồ chạy tàu theo quy định, thực hiện việc trao đổi lại với doanh nghiệp để thống nhất các nội dung cần điều chỉnh, trên nguyên tắc không gây hại đến lợi ích của các bên.

b) Điều chỉnh biểu đồ do các nguyên nhân bất khả kháng.

Trường hợp gặp thiên tai, bão lũ, địch họa, tai nạn, sự cố hoặc do các yêu cầu vận chuyển để đảm bảo an ninh, quốc phòng … làm ảnh hưởng đến công tác chạy tàu, bắt buộc phải điều chỉnh biểu đồ chạy tàu thì Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm thông báo và tham khảo ý kiến tham gia của các doanh nghiệp vận tải trước khi điều chỉnh biểu đồ chạy tàu.

Trường hợp để khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai, bão lũ, tai nạn đường sắt… Đường sắt Việt Nam quyết định việc điều chỉnh biểu đồ chạy tàu và thông báo cho các doanh nghiệp vận tải biết.

Điều 16.  Điều hành vận tải hàng ngày

1. Để thực hiện quy trình tổ chức vận tải, Đường sắt Việt Nam và doanh nghiệp vận tải phải thiết lập bộ máy điều độ ở các cấp để xây dựng kế hoạch vận tải hàng ngày và chỉ huy điều hành sản xuất theo kế hoạch.

2.  Bộ máy điều độ của  Đường sắt Việt Nam, bao gồm:

a)  Bộ phận điều độ trung tâm thuộc Trung tâm Điều hành giao thông vận tải đường sắt và  điều độ đầu máy thuộc Công ty sức kéo đường sắt;

b)  Bộ phận điều độ cơ sở tại các ga, trạm.

3.  Bộ máy điều độ của  doanh nghiệp vận tải, bao gồm:

a) Bộ phận điều hành hoạt động vận tải và quản lý toa xe của doanh nghiệp;

b)  Bộ phận điều hành sản xuất tại các cơ sở.

4.  Kế hoạch vận tải hàng ngày được xây dựng trên cơ sở kế hoạch vận tải hàng tháng, biểu đồ chạy tàu, tình hình đầu máy toa xe vận dụng và yêu cầu vận tải hàng ngày, bao gồm:

a) Kế hoạch vận tải hàng ngày:

Bộ máy điều độ các cấp của doanh nghiệp vận tải chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch vận tải hàng ngày cho đơn vị, bao gồm các nội dung:

–          Kế hoạch xếp dỡ hàng hóa: xác định số xe xếp, xe dỡ tại các ga theo loại hàng, loại toa xe;

–          Kế hoạch luồng xe: xác định số xe lập tàu (bao gồm xe nặng, rỗng) theo từng mác tàu và từng tuyến vận chuyển; kế hoạch cắt, lấy toa xe tại các ga dọc đường.

Doanh nghiệp phải gửi kế hoạch vận tải ngày cho Trung tâm điều hành giao thông vận  tải đường sắt (trước lúc 13h00 của ngày hôm trước), cung cấp các thông tin cho các ga liên quan và các bộ phận điều hành tại cơ sở của doanh nghiệp.

b) Kế hoạch chạy tàu hàng ngày

Căn cứ kế hoạch vận tải ngày và biểu đồ chạy tàu của các doanh nghiệp, Trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chạy tàu trên toàn mạng lưới, bao gồm các nội dung:

–                Kế hoạch số lượng các đôi tàu khách, tàu hàng chạy trên các tuyến; Xác định số hiệu, thành phần đoàn tàu, thời gian đi đến tại các ga….

–                Xác định phương pháp, thứ tự toa xe lập tàu, cắt lấy toa xe tại các ga…;  các yêu cầu, mệnh lệnh của cấp trên.

Trung tâm điều hành chịu trách nhiệm cung cấp kế hoạch chạy tàu cho các doanh nghiệp vận tải, cho các ga liên quan và bộ phận điều độ đầu máy của Công ty sức kéo đường sắt.

5. Xây dựng kế hoạch vận dụng đầu máy: Kế hoạch vận dụng đầu máy do Công ty sức kéo đường sắt xây dựng trên cơ sở kế hoạch chạy tàu trong đó xác định cụ thể hành trình cho từng đầu máy kéo tàu, ban lái máy… Kế hoạch vận dụng đầu máy được cung cấp cho Trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt và bộ phận điều độ đầu máy tại các cơ sở.

          6. Trình tự lập kế hoạch vận tải ngày, phương pháp xác định thông tin trong xây dựng kế hoạch do các bên phối hợp để thỏa thuận xây dựng, đảm bảo phù hợp với quy trình vận tải và mô hình tổ chức của bộ phận điều độ mỗi bên.

          7. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về công tác điều độ chạy tàu và các nội dung của kế hoạch vận tải ngày.

8. Trường hợp nếu cần điều chỉnh các nội dung kế hoạch vận tải ngày, các bên phải thông báo kịp thời cho các bên liên quan (trước lúc 0h00 sáng) để xem xét cùng điều chỉnh.

Điều 17.  Tổ chức sản xuất tại các ga

            1. Các trưởng ga phải căn cứ vào các quy định và văn bản kỹ thuật và nghiệp vụ có liên quan, kết hợp với tình hình cụ thể của đơn vị mình và các đơn vị có quan hệ làm việc trong ga để xây dựng Quy trình quản lý kỹ thuật và quy chế phối hợp giữa các bên để cùng tổ chức thực hiện, sau khi đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

            2. Nội dung quy trình quản lý kỹ thuật nhà ga và quy chế phối hợp phải thể hiện được các mối quan hệ công tác giữa nhà ga và các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải trên địa bàn.

          3. Khi xây dựng quy chế phối hợp phải dựa vào các quy định của quy trình, quy phạm khai thác kỹ thuật đường sắt, quy trình quản lý kỹ thuật nhà ga, biểu đồ chạy tàu và phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

          4. Các nội dung trong công tác phối hợp tổ chức sản xuất bao gồm:

          a) Quy định và xác nhận các vị trí công trình kiến trúc, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác vận tải của từng doanh nghiệp vận tải;

b) Quy định các quá trình tác nghiệp kỹ thuật về công tác đón gửi tàu, công tác dồn tàu; công tác vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi, hàng hóa;

c) Cách xây dựng kế hoạch sản xuất ngày và biện pháp phối hợp thực hiện;

d) Các biện pháp an toàn của nhà ga: Nội quy, quy chế về công tác an toàn, vệ sinh môi trường.

5.  Các đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh vận tải, phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Quy trình quản lý kỹ thuật và quy chế phối hợp của các nhà ga.

Mục 4

Quyền và nghĩa vụ các bên trong lĩnh vực giá

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ các bên trong lĩnh vực giá

1.  Tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền về lĩnh vực giá, như sau:

a) Quyết định giá mua, giá bán các loại sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh vận tải đường sắt, trừ những loại sản phẩm dịch vụ do Nhà nước định giá;

b) Khiếu nại quyết định về giá dịch vụ của các tổ chức, cá nhân làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của mình;

c)  Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về giá;

d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại theo quy định;

đ)   Các quyền khác theo quy định của Pháp luật

          2. Tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải đường sắt có các nghĩa vụ về lĩnh vực giá như sau:

a)  Lập phương án giá các loại sản phẩm dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và chấp hành đúng mức giá đó;

b) Cung cấp các thông tin về giá, các quyết định giá cho các tổ chức cá nhân tham gia kinh doanh đường sắt có liên quan và theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giá;

c) Chấp hành các biện pháp của Nhà nước nhằm bình ổn giá thị trường theo quy định của pháp luật.

d) Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm Pháp luật về giá theo quy định của Pháp luật;

đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật

          3. Các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh đường sắt không được thực hiện các hành vi sau đây:

          a)  Cấu kết với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải đường sắt khác để độc quyền về giá, ấn định một mức giá để chiếm lĩnh thị trường, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác, của hành khách; của người thuê vận tải và lợi ích của Nhà nước;

          b) Bán phá giá các loại sản phẩm dịch vụ với mức giá quá thấp so với thị trường để chiếm lĩnh thị trường gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp, uy tín của các doanh nghiệp khác và lợi ích của Nhà nước;

          c)  Lợi dụng thiên tai, địch họa và diễn biến bất thường khác để tăng, ép giá;

          d)  Các hành vi khác liên quan về giá trái với  Pháp luật quy định.

          4.  Niêm yết giá:  Các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh đường sắt phải niêm yết giá dịch vụ tại nơi giao dịch, qua thông tin đại chúng; việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Điều 19.   Giá vé, giá cước

1. Giá vé vận tải hành khách, giá cước vận chuyển hành lý, bao gửi , hàng hóa trên đường sắt do doanh nghiệp vận tải quyết định nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật .

2.  Đối với các doanh nghiệp vận tải  hạch toán phụ thuộc  hoặc do Đường sắt Việt Nam  làm chủ sở hữu  việc quyết định giá thực hiện theo phân cấp của Đường sắt Việt Nam.

3.  Giá vé vận tải hành khách, giá cước vận chuyển hành lý, bao gửi, hàng hóa tàu  Liên vận quốc tế do Đường Sắt Việt Nam ban hành, đảm bảo phù hợp với các quy định của tổ chức đường sắt quốc tế mà Đường sắt Việt Nam là thành viên.

4.  Việc miễn giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5.  Việc miễn giảm giá vé, giá cước trong một số trường hợp đặc biệt để phục vụ quốc phòng; cứu chữa khắc phục tai nạn sự cố, thiên tai địch họa, vận chuyển hàng cứu trợ,… thực hiện theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

Mục 5

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các hoạt động khác

Điều 20.  Tổ chức vận tải quốc tế bằng đường sắt

1.  Vận tải quốc tế bằng đường sắt được quy định theo Luật đường sắt, trong đó các bên tham gia vận tải quốc tế bằng đường sắt phải tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế về vận tải đường sắt mà Đường sắt Việt Nam là thành viên.

2.  Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm về công tác tổ chức chạy tàu và công tác giao tiếp tại các ga biên giới.Việc tổ chức vận tải Liên vận quốc tế giữa Đường sắt Việt Nam và Đường sắt Trung Quốc thực hiện theo các điều khoản giao ước của “ Hiệp định đường sắt biên giới” và “ Nghị định thư Hội nghị đường sắt biên giới”  giữa Bộ giao thông vận tải nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ đường sắt nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

3. Các doanh nghiệp vận tải chịu trách nhiệm thanh toán cho Đường sắt Việt Nam các khoản chi phí để tổ chức chạy tàu và thực hiện công tác giao tiếp, các khoản chi phí theo quy tắc thanh toán Liên vận quốc tế mà Đường sắt Việt Nam là thành viên và các quy định khác có liên quan của Đường sắt Việt Nam.

Điều 21.  Tổ chức vận tải hàng hóa đặc biệt

           1. Vận tải  các loại hàng hóa đặc biệt, bao gồm:

a) Vận tải hàng nguy hiểm;

b) Vận tải động vật sống;

c) Vận tải thi hài, hài cốt;

d) Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng

2.  Trong quá trình vận chuyển các bên phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về giấy phép chuyên chở; điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông; các quy định về vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường, các quy định về tổ chức xếp dỡ và vận chuyển…

3. Đường sắt Việt Nam  xây dựng, ban hành các quy trình, quy định cụ thể về việc tổ chức vận chuyển các loại hàng hóa đặc biệt, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của các bên tham gia vận chuyển.

Điều 22.  Cung cấp thông tin để thực hiện các chế độ báo cáo thống kê

 Các doanh nghiệp vận tải có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tình hình thực hiện vận tải hàng tháng, quý, năm (khối lượng vận tải và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật) cho các đơn vị liên quan của Đường sắt Việt Nam để thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo đúng các quy định của pháp luật và của Đường sắt Việt Nam.

Điều 23.  Phối  hợp  trong tổ chức kinh doanh vận tải đường sắt

1. Các bên tham gia kinh doanh vận tải đường sắt phải thực hiện trách nhiệm phối hợp trong tổ chức kinh doanh để đảm bảo hoạt động giao thông vận tải đường sắt được thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường.

2. Các doanh nghiệp vận tải thực hiện hợp tác, liên doanh để kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh; bàn bạc thống nhất về việc sử dụng các hành trình chạy tàu, phối kết hợp trong việc tổ chức vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa;  cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp khác và tham gia tổ chức giải quyết các tai nạn sự cố …. Đảm bảo tận dụng tối đa năng lực chạy tàu, năng lực phương tiện, nâng cao khối lượng vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

3. Trong các trường hợp nhu cầu vận tải tăng đột biến và mất cân đối (vận tải hành khách dịp lễ, tết; vận chuyển hàng hóa để cân đối nguyên, nhiên vật liệu giữa các vùng kinh tế theo yêu cầu của Chính phủ;… ).

a)  Đường sắt Việt Nam sẽ thực hiện việc  xây dựng kế hoạch chạy tàu chung trên toàn tuyến trên cơ sở bàn bạc thống nhất với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vận tải phải cung cấp đầy đủ phương tiện vận tải và nguồn lực để  triển khai thực hiện  kế hoạch.

b)  Các bộ phận liên quan  thực hiện trách nhiệm phối kết hợp chặt chẽ để tổ chức chạy tàu, quay vòng đầu máy toa xe, cắt lấy xe trong đoàn tàu … để đáp ứng yêu cầu vận tải và  đạt được hiệu quả cao nhất.

Điều 24. Hỗ trợ duy trì chạy tàu trong trường hợp đặc biệt và vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt.

1.   Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải thực hiện trách nhiệm duy trì chạy tàu trên một số tuyến đường để phục vụ yêu cầu kinh tế -xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương.

2. Việc hỗ trợ duy trì chạy tàu trong trường hợp đặc biệt mà không bù đắp đủ chi phí  thì Đường sắt Việt Nam chủ trì cùng các doanh nghiệp bàn bạc, thống nhất để trình Thủ tướng Chính phủ xin hỗ trợ theo quy định của Pháp luật.

3. Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải có trách nhiệm thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt để khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, chống dịch, thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp về quốc phòng an ninh theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 25. Trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường trong hoạt động vận tải đường sắt

1. Các tổ chức, cá nhân  tham gia kinh doanh vận tải đường sắt đều phải có trách nhiệm tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự, trông coi tài sản và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý.

2. Đường sắt Việt Nam chủ trì cùng các doanh nghiệp vận tải phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thực hiện trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt theo quy định của pháp luật.

Điều 26.  Trách nhiệm tham gia khắc phục sự cố, tai nạn, thiên tai địch họa trong vận tải đường sắt.

1. Các bên tham gia kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Pháp luật về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt.

2.  Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về giải quyết sự cố tai nạn giao thông đường sắt

3.  Đường sắt Việt Nam thực hiện trách nhiệm khắc phục sự cố, tai nạn, thiên tai địch họa… trong vận tải đường sắt thông qua  Trung tâm Ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt.

Điều 27 . Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải đường sắt

1. Các bên tham gia kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải theo các quy định của Pháp luật về bảo hiểm người, hàng hóa và phương tiện tham gia giao thông.

2. Doanh nghiệp vận tải hành khách phải thực hiện mua bảo hiểm cho hành khách theo quy định của pháp luật. Phí bảo hiểm được tính trong giá vé hành khách.

Chương III

HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

 

Mục I

Hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt

Điều 28. Hình thức ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt

1. Doanh nghiệp vận tải khi có đủ các điều kiện nêu tại điều 6 quy chế này, tiến hành thương thảo với Đường sắt Việt Nam để thỏa thuận hợp tác kinh doanh và ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt.

2. Trình tự thương thảo và ký kết hợp đồng được thực hiện như sau:

a) Doanh nghiệp  căn cứ vào nhu cầu kinh doanh và khả năng đáp ứng của Đường sắt Việt Nam để đề nghị thương thảo, giao kết hợp đồng.

 Nội dung đề nghị thương thảo phải nêu rõ các yêu cầu về việc cung ứng các dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt của Đường sắt Việt Nam, đồng thời phải cung cấp cho Đường sắt Việt Nam đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động vận tải bằng đường sắt của doanh nghiệp;

b) Đường sắt Việt Nam căn cứ các yêu cầu của doanh nghiệp, kiểm tra các thông tin liên quan và đối chiếu với khả năng đáp ứng để chấp nhận thương thảo, giao kết hợp đồng.

c) Các nội dung thương thảo, giao kết hợp đồng được thể hiện bằng văn bản hoặc thông tin qua mạng.

d) Đường sắt Việt Nam căn cứ các nội dung đã thương thảo, giao kết để thực hiện việc soạn dự thảo hợp đồng, dự thảo hợp đồng được gửi cho doanh nghiệp vận tải để thống nhất các nội dung và dự kiến thời gian ký kết hợp đồng.

đ)  Hai bên thực hiện ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật.

2. Hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sẽ do Đường sắt Việt Nam trực tiếp ký kết với các doanh nghiệp vận tải.

a) Hợp đồng được ký kết bằng văn bản tiếng Việt Nam, thông qua hình thức ký kết trực tiếp hoặc ký kết qua mạng, số lượng bản hợp đồng do hai bên thương thảo quyết định.

b)  Người đại diện doanh nghiệp vận tải thực hiện việc ký kết hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.

Điều 29. Nội dung  hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt

 Hợp đồng  bao gồm các điều khoản sau đây:

1. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của mỗi bên; người đại diện ký kết hợp đồng, chức vụ.

2. Đối tượng hợp đồng (dịch vụ điều hành và các dịch vụ hỗ trợ liên quan)

a)  Hành trình chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu (số hiệu văn bản của biểu đồ chạy tàu đã ban hành, các thông tin liên quan của từng mác tàu: ga đi, ga đến, hành trình chạy tàu, thành phần đoàn tàu…..).

b) Khối lượng dịch vụ điều hành cần cung cấp (số lượng các đoàn tàu theo từng mác tàu chạy hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm; đoàn tàu.Km; số lượt đoàn tàu lập, giải thể, đón gửi tại các ga; khối lượng tác nghiệp dồn dịch xếp, dỡ tại các ga….).

c) Tổng sức kéo cần cung cấp để kéo tàu (tổng số: Đầu máy.Km kéo tàu, Ngày máy kéo tàu, Tấn.Km tổng trọng kéo tàu).

d) Yêu cầu bố trí máy dồn tại các khu vực (số lượng máy dồn, công suất, giờ đầu máy dồn).

3. Quyền và nghĩa vụ các bên trong việc thực hiện hợp đồng

a) Quyền và nghĩa vụ  của các bên trong việc thực hiện các quy định chung của pháp luật về kinh doanh vận tải đường sắt.

b) Quyền và nghĩa vụ  của các bên trong việc thực hiện phương án kinh doanh và quy trình sản xuất theo các quy định của  bản quy chế này.

c) Quyền và nghĩa vụ  của các bên trong việc thống kê, kiểm đếm, đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ.

4.  Giá cả:

a) Phương pháp xác định giá dịch vụ  thực hiện theo các quy định tại điều 30  của quy chế này.

b) Thời hạn, địa điểm thanh toán  do hai bên thỏa thuận quyết định

5.  Phương thức thanh toán: Chứng từ và thủ tục thanh toán do hai bên thỏa thuận phù hợp với các quy định chung của pháp luật.

            6. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và các thỏa thuận khác

            7. Hiệu lực hợp đồng: Thời gian có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận.

Điều 30.  Giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt

1.  Giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt do Đường sắt Việt Nam  xây dựng và  công bố hàng năm cùng với việc phân bổ biểu đồ chạy tàu cho các doanh nghiệp vận tải.

2.  Đường sắt Việt Nam quy định cụ thể phương pháp xây dựng giá điều hành giao thông vận tải, trên cơ sở  phù hợp với các quy định của pháp luật;  đảm bảo lợi ích chung của các doanh nghiệp vận tải và của Đường sắt Việt Nam.

3. Nguyên tắc xây dựng giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt

a)  Giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt được xây dựng trên cơ sở xác định tổng chi phí giá thành của toàn bộ các hoạt động sản xuất liên quan đến công tác điều hành giao thông do các đơn vị trực thuộc Đường sắt Việt Nam thực hiện,  bao gồm:

  • Chi phí cho công tác chỉ huy điều độ chạy tàu của Trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt;
  • Chi phí cho công tác dồn tàu, đón gửi và chạy tàu tại các ga;
  • Chi phí cung cấp sức kéo phục vụ kéo tàu và dồn tàu của Công ty sức kéo đường sắt;
  • Chi phí quản lý của cơ quan Đường sắt Việt nam;

b)  Giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt được xác định theo từng mác tàu cụ thể (tương ứng với từng hành trình và Tấn.km tổng trọng kéo tàu) và khối lượng công tác dồn tại các khu vực.

c) Giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt được điều chỉnh theo tuyến, khu đoạn chạy tàu và loại đẳng cấp tàu.  Đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác vận tải của từng tuyến, khu đoạn chạy tàu; phù hợp với tính chất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của từng đoàn tàu, của từng doanh nghiệp vận tải.

4.  Đơn giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải được xác định theo hai loại công tác, gồm:

a) Đơn giá cho công tác điều hành chạy tàu xác định theo từng mác tàu với hành trình cụ thể, trên cơ sở các thông số kỹ thuật của đoàn tàu theo từng tuyến, khu đoạn chạy tàu được quy định trong biểu đồ chạy tàu.

–          Trường hợp doanh nghiệp vận tải thuê điều hành chạy tàu theo từng mác tàu với toàn bộ toa xe do doanh nghiệp quản lý. Đơn giá điều hành chạy tàu được xác định theo Đoàn tàu/ hành trình theo mác tàu.

–          Trường hợp doanh nghiệp vận tải đường sắt tham gia với các doanh nghiệp khác để thuê hành trình chạy tàu theo từng mác tàu với một số toa xe thuộc doanh nghiệp quản lý. Đơn giá điều hành chạy tàu được xác định theo Toa xe/ hành trình theo mác tàu.

b)  Đơn giá cho công tác điều hành dồn tàu xác định theo số thời gian dồn. Đơn vị tính là đồng/ 1 Giờ dồn.

5.  Việc xác định giá dịch vụ điều hành chạy tàu theo từng mác tàu được dựa trên mức giá khung và hệ số điều chỉnh tương ứng.

a)  Mức giá khung được tính theo từng khu đoạn chạy tàu (tương ứng với một khu đoạn lập tàu và quay vòng đầu máy) với các thông số cụ thể về hành trình chạy tàu,  thời gian chạy tàu và Tấn.Km tổng trọng đoàn tàu.

b)  Điều chỉnh theo tuyến, khu đoạn chạy tàu và loại đẳng cấp tàu; theo tính chất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh

–          Trên các tuyến đường, khu đoạn chạy tàu có nhiều lợi thế về kinh doanh vận tải sẽ có mức giá điều hành chạy tàu cao hơn các tuyến đường, khu đoạn khó khăn.

–          Trên cùng tuyến đường, đoàn tàu có đẳng cấp cao  theo thứ tự ưu tiên chạy tàu sẽ có mức giá  điều hành chạy tàu cao hơn các đoàn tàu có đẳng cấp thấp.

c)  Điều chỉnh theo hành trình chạy tàu và Tấn.Km tổng trọng đoàn tàu

–          Đoàn tàu có cùng tuyến đường, cùng loại đẳng cấp, cùng ga đi, ga đến nhưng có thời gian chạy tàu ngắn hơn sẽ có mức giá điều hành chạy tàu cao hơn.

–          Việc điều chỉnh giá thuê điều hành chạy tàu so với mức giá khung theo Tấn.Km tổng trọng kéo tàu được điều chỉnh trực tiếp theo mức tăng giảm Tấn.Km tổng trọng.

–           Mức điều chỉnh giảm tối đa không quá 25% Tấn.Km tổng trọng xác định trong mức giá khung.

d) Các đoàn tàu chạy suốt qua nhiều khu đoạn, giá điều hành chạy tàu sẽ được xác định theo phương pháp cộng dồn từng khu đoạn.

đ)  Các hệ số điều chỉnh giá điều hành chạy tàu theo các yếu tố về tuyến khu đoạn chạy tàu, loại đẳng cấp tàu và hành trình chạy tàu sẽ được xác định trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến hoạt động kinh doanh vận tải.

6.  Giá thuê điều hành chạy tàu về  toa xe / hành trình theo mác tàu được xác định bằng mức giá bình quân một toa xe trong đoàn tàu, chia theo tỉ lệ Tấn. Km tổng trọng toa xe vận chuyển/ Tấn.Km tổng trọng đoàn tàu. Giá thuê điều hành chạy tàu theo  toa xe / hành trình theo mác tàu  sẽ được xác định theo những trường hợp cụ thể.

7. Giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt không bao gồm phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt.  Doanh nghiệp vận tải đường sắt chịu trách nhiệm nộp phí sử dụng hạ tầng đường sắt cho Nhà nước theo quy định của Pháp luật

Mục II

Hợp đồng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt

 

Điều 31.  Hợp đồng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt

            1. Doanh nghiệp vận tải khi có yêu cầu sử dụng các dịch vụ hỗ trợ vận tải do các đơn vị của Đường sắt Việt Nam cung cấp thì thực hiện việc ký kết hợp đồng với Đường sắt Việt Nam hoặc đơn vị được Đường sắt Việt Nam ủy quyền.

            2. Đường sắt Việt Nam quy định việc phân cấp ký kết hợp đồng và hướng dẫn, ban hành các hợp đồng mẫu cho từng loại dịch vụ, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật về việc ký kết hợp đồng kinh tế.

            3. Các nội dung điều, khoản trong mỗi hợp đồng do các bên thỏa thuận quyết định.

Điều 32.  Giá dịch vụ hỗ trợ vận tải

1. Giá dịch vụ hỗ trợ vận tải do các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xây dựng và ban hành theo  các quy định của pháp luật.

2.  Đối với các dịch vụ hỗ trợ vận tải do các ga của Đường sắt Việt Nam thực hiện.

a) Giá dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, hành lý, bao gửi:  Các công ty vận tải quản lý các ga có tổ chức hoạt động xếp dỡ chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành giá dịch vụ xếp dỡ theo từng chủng  loại mặt hàng, hình thức xếp dỡ, khối lượng đơn vị … và phải đảm bảo phù hợp với mặt bằng giá tương ứng của địa phương.

b)  Giá dịch vụ lưu kho, bảo quản hàng hóa tại kho bãi tại các ga: Đường sắt Việt Nam quy định chung về giá dịch vụ lưu kho, bảo quản hàng hóa tại kho bãi của các ga theo các đơn giá về khối lượng hàng hóa và thời gian lưu kho, bảo quản.

c) Giá dịch vụ đại lý bán vé, đại lý vận tải hàng hóa: Do Đường sắt Việt Nam và doanh nghiệp kinh doanh vận tải  thỏa thuận mức thù lao đại lý theo tỷ lệ % doanh thu thu được.

d)  Giá  dịch vụ đại lý giao nhận: Đường sắt Việt Nam xây dựng và ban hành thống nhất mức giá cho các hoạt động  đón, trả hành khách; giao nhận  hành lý, bao gửi và hàng hóa.

Mức giá cho dịch vụ  giao nhận hành khách, hành lý, bao gửi xác định theo số lượt đoàn tàu khách qua ga có tác nghiệp và từng loại cấp hạng ga.

 Mức giá cho dịch vụ  giao nhận hàng hóa xác định theo số lượng toa xe, tấn hàng hóa giao  nhận và loại hàng hóa giao nhận (không áp dụng trong trường hợp mức thù lao đại lý vận tải hàng hóa đã bao gồm cả chi phí giao nhận).

đ) Giá dịch vụ sửa chữa và kiểm tra kỹ thuật toa xe:

Đường sắt Việt Nam và các đơn vị cung cấp dịch vụ cùng thống nhất mức giá dịch vụ sửa chữa và kiểm tra kỹ thuật toa xe.

Mức giá cho dịch vụ sửa chữa và kiểm tra kỹ thuật toa xe được xác định theo số lượt toa xe hoặc số lượt đoàn tàu  thực hiện quy trình khám, chữa, chỉnh bị theo quy định.

3.  Phương pháp xây dựng giá và giá các loại sản phẩm dịch vụ nói tại khoản 2 điều này sẽ  được Đường sắt Việt Nam công bố hàng năm.

4. Giá các loại sản phẩm dịch vụ hỗ trợ khác sẽ do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xây dựng và ban hành giá, trên cơ sở thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ.

Mục III

Thay đổi, đình chỉ, thanh lý hợp đồng; tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Điều 33. Thực hiện, thay đổi, đình chỉ, thanh lý hợp đồng

1. Các bên có quyền ký kết các bản phụ lục hợp đồng để chi tiết và cụ thể hóa các điều khoản của hợp đồng, nội dung phụ lục hợp đồng không được trái với  hợp đồng đã ký.

2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên phải chấp thuận những yêu cầu hợp lý của bên khác liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ.

3. Các bên có quyền thỏa thuận ký biên bản bổ sung hợp đồng, biên bản bổ sung có giá trị pháp lý như hợp đồng đã ký.

4. Các bên có thể đình chỉ thực hiện hợp đồng khi bị bên khác vi phạm hợp đồng gây bất lợi cho mình. Việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các quy định trong hợp đồng đã ký và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

5. Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 34.  Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong việc thực hiện tổ chức kinh doanh và thực hiện hợp đồng được quy định như sau:

1.  Giải quyết tranh chấp trong việc sử dụng hành trình chạy tàu.

a) Trường hợp có nhiều doanh nghiệp vận tải cùng yêu cầu sử dụng một hành trình chạy tàu thì Đường sắt Việt Nam phải chủ trì việc thương thảo đàm phán, nếu không đạt được thỏa thuận thì Đường sắt Việt Nam sẽ xem xét quyết định. Trường hợp đặc biệt sẽ tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.

b) Trường hợp doanh nghiệp vận tải muốn tổ chức chạy thêm tàu để thực hiện các chiến dịch vận tải, dẫn đến phải sử dụng hoặc điều chỉnh hành trình chạy tàu của các doanh nghiệp khác thì Đường sắt Việt Nam  phải chủ trì việc thương thảo thỏa thuận với các doanh nghiệp này.

c) Trường hợp doanh nghiệp vận tải muốn hoãn hoặc hủy bỏ các hành trình chạy tàu đã thuê, doanh nghiệp phải báo trước cho Đường sắt Việt Nam. Thời hạn thông báo do hai bên thỏa thuận quyết định và phải đưa vào các điều khoản trong hợp đồng.

2.  Giải quyết tranh chấp trong tổ chức chạy tàu: Trong quá trình tổ chức chạy tàu nếu phát sinh sự cố, tai nạn làm kéo dài thời gian chạy tàu; hư hỏng thiết bị tài sản của các bên  thì Đường sắt Việt Nam chủ trì giải quyết thông qua thương lượng hòa giải hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại tòa án. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của Pháp luật.

3.  Giải quyết tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng: Thực hiện theo các quy định của Pháp luật về việc giải quyết tranh chấp thương mại.

Điều 35.  Bồi thường  trong tổ chức kinh doanh vận tải.

1. Bồi thường trong việc thuê hành trình chạy tàu

a) Các doanh nghiệp vận tải khi sử dụng hành trình của các doanh nghiệp khác hoặc dẫn đến phải điều chỉnh hành trình chạy tàu của các doanh nghiệp khác thì phải bồi thường cho các doanh nghiệp này. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận và quyết định.

b) Doanh nghiệp vận tải yêu cầu hoãn hoặc hủy bỏ hành trình chạy tàu theo hợp đồng  thì phải bồi thường cho Đường sắt Việt Nam. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận và quyết định.

2. Bồi thường trong việc tổ chức chạy tàu:

a) Trong quá trình tổ chức chạy tàu nếu phát sinh sự cố, tai nạn  làm kéo dài thời gian chạy tàu; hư hỏng thiết bị tài sản của các bên do các nguyên nhân chủ quan thì bên gây ra tai nạn sự cố phải bồi thường cho các bên khác.

b) Mức độ bồi thường và thời hạn bồi thường các bên xác nhận và quyết định.

3.  Bồi thường trong việc vi phạm hợp đồng: Thực hiện theo các quy định liên quan của  Luật thương mại, Luật dân sự và các bộ luật khác có liên quan.

Chương IV                                                                                                                              TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 36.  Tổ chức thực hiện

1.  Trên cơ sở các quy định trong bản Quy chế này, Đường sắt Việt Nam  và các doanh nghiệp vận tải đường sắt căn cứ quyền và nghĩa vụ để tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải đường  sắt.

2.   Đường sắt Việt Nam thực hiện công bố và hướng dẫn triển khai thực hiện.

 

TM. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hữu bằng

 

 =======================

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DRAGON

LUẬT SƯ NGUYỄN MINH LONG

Tải flie tại đây

=======================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI


CÔNG TY LUẬT DRAGON


Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long


Tư vấn và cung cấp dịch vụ
Mức xử phạt các lỗi
Cấp lại giấy phép lái xe
Cấp lại biển số xe
Trách nhiệm khi gây tai nạn
Sang tên đổi chủ phương tiện
Khiếu nại - Khiếu kiện CSGT
Tư vấn bảo hiểm xe
Tư vấn pháp lý chủ tàu thuyền vi phạm
Cấp phù hiệu xe

Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.


Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội


Tổng đài: 1900 599 979 


Hotline: 098.301.9109


Email: dragonlawfirm@gmail.com

Hệ thống Website:


www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.giaothongvietnam.vn