Các yếu tố dễ gây mất tập trung khi lái xe

1275

CÁC YẾU TỐ GÂY MẤT TẬP TRUNG KHI LÁI XE

 

Bạn thường dò sóng phát thanh hay đĩa khi đang lái xe? Có bao giờ uống nước giải khát khi đang cầm lái? Đã khi nào mải mê với cuộc chuyện trò mà quên đánh tay lái vào cua hay vô ý vượt đèn đỏ? Hoặc thậm chí đọc báo hay ngắm nhìn bạn trong gương, hay trong lúc vội vã đi làm? Nếu câu trả lời là “có”, bạn cũng phải là người đơn độc! Trong xã hội của sự vội vã như cướp thời gian hiện nay, việc bạn cùng lúc thực hiện nhiều việc khác quá trở nên phổ biến trong lúc lái xe. Trong khi thực hiện sứ mệnh quan trọng là điều khiển xe, một số lái xe còn ăn, sử dụng máy vi tính, nói chuyện qua điện thoại di động, giải quyết vấn đề với đứa con ngỗ ngược của mình hay các con vật nuôi trong nhà hoặc buôn bán qua mạng hoặc dõi theo các sự cố trên đường- nhưng nên nhớ tất cả những hành động này đều nguy hiểm vì nó làm giảm sự tập trung khi lái xe trên đường. Theo một ngiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu an toàn đường bộ (HSRC) Thuộc đại học tổng hợp Bắc Carolina (UNC) do tổ chức an toàn giao thong (AAAFTS) tài trợ hàng năm tại Mỹ có khoảng 284.000 lái xe do sao nhãng đã gây ra các tai nạn nghiêm trọng. Thật đáng ngạc nhiên bởi nhiều công việc phụ khi đang lái xe lại chính là nguyên nhân gây tai nạn.

* Lái xe mất tập trung như thế nào?

Tiến sĩ Jane Stutts, tác giả của nghiên cứu trên cho biết, 15% số lái xe được nghiên cứu đã không tập trung và một nửa trong số này (8,3%) bị sao nhãng do tác động nào đó ở bên trong hoặc ngoài xe. Khi loại những lái xe có sự tập trung không rõ nguyên nhân ra khỏi những số liệu này, tỷ lệ lái xe nên tới 12,9%. Theo nghiên cứu này, lái xe thường bị sao nhãng do các nguyên nhân chính như: tác động từ ngoài xe-29,4% điều chỉnh đài hoặc CD-11,4%. Các nguyên nhân gây sao nhãng đặc biệt khác gồm có: nói chuyện với người ngồi trong xe-2,8%; ăn hoặc uống-1,7%; sử dụng điện thoại di động-1,5% và hút thuốc lá 0,9%

* Đặc đểm của lái xe gây tai nạn

Tiến sĩ Jane Stutts cho biết lái xe ở các độ tuổi khác nhau dường như bị các tác động khác nhau làm sao nhãng. Các lái xe dưới 20 tuổi đặc biệt hay bị sao nhãng khi mở đài hay nghe đĩa CD, trong khi lái xe ở độ tuổi từ 20-29 có thể dễ bị sao nhãng hơn do người đi cùng trên xe. Lái xe trên 65 tuổi sẽ bị các sự kiện ở bên ngoài xe làm sao nhãng nhiều hơn. Và phần lớn các lái xe sao nhãng là nam giới (63%), một phần do lái xe là nam giới nhiều hơn nữ giới và liên quan tới các tai nạn giao thong nghiêm trọng nhiều hơn. Cấc nhà nghiên cớu đã sử dụng hệ thống dữ liệu tai nạn (CDS) cơ quan an toàn giao thông đường bộ Quốc gia (NHTSA) Mỹ đối với nghiên cứu này. CDS xem xét những trường hợp tiêu biểu trong khoảng 5.000 vụ tai nạn giao thông mỗi năm, trong đó ít nhất một xe bị hư hại đến độ cần phải kéo.

* Hạn chế

CDS chỉ cung cấp các thông tin về tần xuất các tác động dẫn tới tai nạn. Cần nghiên cứu sâu hơn nữa để xác định tần xuất, cường độ và các tình huống thực tế dẫn đến sự sao nhãng cho lái xe là rất cần thiết để phát triển công nghệ mới trong xe.

HSRC tiến hành các nghiên cừu nhiều mặt nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong thương tật và các chi phí xã hội có liên quan trong các tai nạn đường bộ tại Bắc Carolina và trên toàn nước Mỹ. Trung tâm này xem xét các vụ tai nạn có liên quan tới ô tô, xe cộ, đường sá, các yếu tố môi trường của những rủi ro này. Để hạn chế những rủi ro do lái xe sao nhãng khi ngồi sau tay lái, các nhà khoa học đã áp dụng nhiều công nghệ an toàn: dùng các loại cảm biến để nhận biết tín hiệu mất an toàn và như gần đây, lần đầu tiên công nghệ Pre-Safe của Mescedes-Benz đã bảo vệ an toàn cho người ngồi sau xe cho dù lái xe có sao nhãng.

* Biện pháp giảm thiểu những sao nhãng và tập trung khi lái xe:

+ Mắt luôn quan sát mặt đường, tay luôn giữ vô lăng.

+ Đảm bảo trẻ luôn an toàn trên ghế dành cho trẻ em, người đi xe luôn đeo dây an toàn.

+ Chỉ ăn uống khi xe đã đỗ an toàn.

+ Quan sát hướng đi trước khi khởi động xe.

+ Tránh tập trung nói truyện với những người khác trong xe.

10 LỖI LẦM PHỔ BIẾN KHI LÁI XE Ô TÔ:

1. Không tập trung

2. Lái xe trong khi buồn ngủ

3. Bị sao nhãng bởi các vật dụng trong xe

4. Không kịp thời điều chỉnh với những điều kiện thời tiết.

5. Lái xe ẩu

6. Không phán đoán được ý định của các tài xế xe khác.

7. Không làm chủ được tốc độ.

8. Thay đổi làn đường mà không nhìn gương chiếu hậu.

9. Lái xe khi đang… rầu rĩ.

10. Không quan tâm gì tới bảo dưỡng xe cần thiết.

Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)