Ứng dụng công nghệ giao thông thông minh tại Việt Nam

947

Công ty luật Dragon – Chiến lược này của Bộ GTVT được công bố mới đây nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2030, tiến tới kiểm soát giao thông một cách bền vững tại Việt Nam.

Theo đó, trên các đường cao tốc sẽ xây dựng hệ thống cung cấp thông tin gồm: thiết bị phát hiện giao thông, thiết bị đo thời tiết, CCTV, điện thoại cấp cứu, các trạm thu phí không dừng; xử lý và tích hợp thông tin ở các trung tâm điều khiển giao thông, đồng hồ dự báo thời gian giao thông, thiết bị báo thời gian đỗ xe; phát thanh về tình trạng đường, điện thoạt đường cao tốc.

Bộ GTVT chủ trương tăng cường áp dụng các chức năng thông minh của hệ thông đèn tín hiệu giao thông, sử dụng mô hình dự báo luồng giao thông và hệ thống điều khiển giao thông phức tạp có thể vận hành hệ thống tín hiệu giao thông để đối phó với thay đổii bất thường của lưu lượng giao thông;

Áp dụng các hệ thống camera theo dõi giao thông, các thiết bị giám sát phương tiện khác nhau, hệ thống thông tin giao thông cho người lái xe trong công tác tổ chức giao thông đô thị.

Ngoài ra, Bộ này sẽ triển khai xây dựng hệ thống camera ITS kiểm soát vi phạm trên các quốc lộ và hệ thống xử phạt vi phạm nguội trong công tác cưỡng chế.

Lộ trình ứng dụng công nghệ giao thông thông minh (ITS) ở Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn:

Từ nay đến năm 2015: Mục tiêu thực hiện gồm các ứng dụng về thống nhất tiêu chuẩn hoá hệ thông ITS trên toàn quốc; quy hoạch và xây dựng các Trung tâm điều hành và kiểm soát giao thông tại 3 khu vực Bắc – Trung – Nam; kiểm soát thông tin trên đường tập trung vào các điểm xung yếu; thông tin tắc nghẽn giao thông do sự cố.

Hỗ trợ và điều hành giao thông trong trường hợp có sự cố; trao đổi dữ liệu giữa các Trung tâm điều hành để thực hiện việc thông tin và kiểm soát giao thông; thực hiện thu phí không dừng và 1 dừng tại đảo thu phí; xây dựng hệ thống cân động lực để kiểm soát xe quá tải và trao đổi về cân động lực để điều chỉnh tình trạng xe quá tải.

Từ năm 2015 – 2020: Hoàn thiện và bổ sung các ứng dụng thông tin về tắc nghẽn giao thông, thời gian đi lại, tình hình thời tiết và tình trạng mặt đường; hỗ trợ kiểm soát và điều hành giao thông; giám sát xe nặng, xe vận chuyển hàng nguy hiểm; trao đổi dữ liệu giám sát xe tải giữa các trung tâm; cung cấp các thông tin về xe buýt và trao đổi thông tin về xe buýt từ trung tâm đến trung tâm.

Từ năm 2020 – 2030: Hoàn thiện các dịch vụ và bổ sung các ứng dụng thông tin về sự cố và tắc nghẽn thông qua giám sát liên tục trên toàn tuyến; thu phí không dừng và cho phép chạy suốt, thu phí đỗ xe và dừng đỗ xe để đi xe buýt. Trao đổi thông tin về thu phí đỗ xe và đi xe buýt giữa các trung tâm điều hành đường bộ, phối hợp xác định tình trạng đường tại các khu đô thị lớn.