Khi gây tai nạn giao thông, thay vì dừng lại để cứu giúp người bị nạn và trình báo với cơ quan có thẩm quyền, nhiều người lại chọn phương án lái xe bỏ trốn.
Phải làm gì khi gây tai nạn giao thông?
Theo Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có các trách nhiệm sau:
– Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
– Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
– Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 17 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ cũng quy định bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông để trốn tránh trách nhiệm là một trong hành vi bị nghiêm cấm.
Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị phạt bao nhiêu?
Một vụ tai nạn giao thông đường bộ (Ảnh Internet)
Người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử lý thế nào?
Xử lý hành chính
Theo Nghị định 46/2016, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn nhưng không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị xử lý như sau:
– Đối với người điều khiển ô tô: Mức phạt từ 05 – 06 triệu đồng.
– Đối với người điều khiển xe máy: Mức phạt từ 02 – 03 triệu đồng.
– Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện: Mức phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.
Xử lý hình sự
Ngoài mức xử phạt hành chính nêu trên, người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn còn có thể bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Theo đó, việc bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông được quy định là một tình tiết tăng nặng trong Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông. Mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 10 năm tù.
Cụ thể, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm – 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
Từ khóa: gây tai nạn bỏ trốn,khởi tố gây tai nạn rồi bỏ chạy,gây tai nạn rời khỏi hiện trường,gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn,gây tai nạn có được rời khỏi hiện trường,tai nạn bỏ chạy,tội gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn,gây tai nạn rồi bỏ trốn phạm tội gì,hành vi bỏ trốn sau khi gây ra tai nạn có bị ngiêm cấm không
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI CÔNG TY LUẬT DRAGON Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long |
Tư vấn và cung cấp dịch vụ |
Mức xử phạt các lỗi Cấp lại giấy phép lái xe Cấp lại biển số xe Trách nhiệm khi gây tai nạn Sang tên đổi chủ phương tiện Khiếu nại - Khiếu kiện CSGT Tư vấn bảo hiểm xe Tư vấn pháp lý chủ tàu thuyền vi phạm Cấp phù hiệu xe |
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội |
Tổng đài: 1900 599 979 Hotline: 098.301.9109 Email: dragonlawfirm@gmail.com |
Hệ thống Website: www.vanphongluatsu.com.vn |