Bồi thường tai nạn giao thông: tính đền bù thiệt hại theo luật

1730

Đặt vấn đề:

Trong thực tế đối với những vụ tai nạn không nghiêm trọng thì các bên có thể tự giàn xếp mức bồi thường không cần lực lượng chức năng giải quyết.

Đối với những vụ tai nạn giao thông phức tạp, sau đó lực lượng công an đứng ra giải quyết, lập biên bản hiện trường rồi đưa các phương tiện giao thông về trụ sở, ghi lời khai các bên. Sau này lực lượng công an sẽ làm thủ tục bồi thường giữa hai bên. Cụ thể mức bồi thường là bao nhiêu? Căn cứ vào đâu để tính các mức bồi thường? Mỗi vụ tai nạn lại có mức bồi thường khác nhau, mức cứng là bao nhiêu dẫn đến tính trạng khác nhau như vậy?

* Lỗi của bên bị thiệt hại

Khi tai nạn xảy ra lỗi của bên bị thiệt hại thì mức độ bồi thường căn cứ theo:

  • Điều 584 Bộ luật dân sự 2015: Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hai phát sinh là hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
  • Điều luật quy định rõ ràng như vậy thì có nghĩa là gì: Khi tai nạn giao thông xảy ra, nếu phía gây ra tai nạn giao thông không có lỗi thì không phải bồi thường gì cả.

Ví dụ:

  • Hai xe đang đi bình thường, nhưng người bị tử vong đang đi làn đường phải ( làn đường đi chính) lại lách sang làn đường cho phương tiện khác. Việc lấn làn như vậy gây ra tai nạn sau đó người đó chết, thì cũng không được bồi thường gì cả.

*Lỗi của bên gây ra tai nan:

Chia làm hai tình huống.

  • Bồi thường đối với TNGT chết người: Căn cứ theo Điều 591 BLDS năm 2015
  1. Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mức tối đa không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Ví dụ hiện nay mức lương cơ sở mà Nhà nước đang áp dụng là 1tr thì mức bồi thường tối đa về tổn thất tin thần không quá 100tr.
  2. Các khoản khác: chi phí điều trị trước khi chết, chi phí mai táng; Phần thu nhập của người chăm sóc người bệnh trước khi chết; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người chết có nghĩa vụ cấp dưỡng ví dụ như cha mẹ.
  3. Trong hai khoản bồi thường thì tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là cố định, các khoản chi phí khác có thể dao động tùy thuộc vào tình hình thực tế.
  • Bồi thường đối với trường hợp bị thương
  1. Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thương phải gánh chịu, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường cao nhất không được vượt quá 50 lần mức lương cơ sở mà nhà nước đang chi trả
  2. Các khoản phí khác gồm: chi phí chữa bệnh; chi phí thu nhập cho người chăm sóc; thu nhập thực tế của người bị thương trong quá trình điều trị.
  3. Tiền bồi thường được tính bằng tổng hai khoản bồi thường: tiền bù đắp tổn thất về tin thần và các khoản phí khác.,

Lỗi của hai bên

  • Trong trường hợp này cơ quan công an sẽ căn cứ và tình hình thực tế và căn cứ vào các quy định chung nhất của pháp luật để đối trừ và hòa giải cho hai bên sao cho hợp lý nhất. Sau đó cơ quan công an sẽ xử lí hành vi vi phạm của từng bên để còn giải phóng các phương tiện, trao trả phương tiện của hai bên về để lưu thông. Thường thì lỗi hỗn hợp thì hai bên sẽ thỏa thuận giải quyết theo hướng tốt nhất.