Đội tàu Việt Nam đối mặt với tàu Trung Quốc

1155

Việt Nam đã điều tàu lớn nhất của cảnh sát biển cùng nhiều tàu kiểm ngư hiện đại tới vùng biển giàn khoan HD 981 hạ đặt trái phép để thực thi nhiệm vụ.

Tàu cảnh sát biển đa năng 8001 là tàu lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam do Công ty đóng tàu Z189 đóng. Tàu dài 90 m, rộng 14 m, lượng giãn nước hơn 2.500 tấn, vận tốc tối đa 21 hải lý /giờ; tầm hoạt động 5.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục 40 ngày đêm. Tàu tuần tra này có khả năng hoạt động ổn định trên biển xa, trong điều kiện cấp sóng không hạn chế.
Tàu có sân đỗ cho máy bay trực thăng, được trang bị nhiều thiết bị điện tử hiện đại, phục vụ công tác điều khiển, chỉ huy, thông tin liên lạc và trinh sát. Vũ khí của tàu là hai pháo 25 mm hai nòng, các trọng liên phòng không 14,5 mm, hai vòi rồng phun nước, và đặc biệt là hệ thống vũ khí âm thanh LRAD của Mỹ.
Đầu năm 2014, CSB 8001 thực hiện chuyến hải trình đầu tiên tới quần đảo Trường Sa. Nhập mô tả cho ảnh Kíp tàu được bố trí 47 người, kíp cứu nạn 30 người, tàu có nhiệm vụ tuần tra, tuần tiễu, duy trì thực thi pháp luật trên biển; cứu nạn, cứu hộ và chở các đoàn tham quan trên biển. CSB 8001 vừa nhận được lệnh lên đường ra khu vực giàn khoan HD-981 của Trung Quốc neo trái phép. Nhập mô tả cho ảnh CSB 8003 là tàu tuần tra lớn thứ hai của Cảnh sát biển Việt Nam, do Hàn Quốc viện trợ. Đây nguyên là tàu thuộc lớp sông Hàn (đóng năm 1983) được công ty đóng tàu Hồng Hà – Z173 – cải tiến và trang bị lại. Tàu dài 81,5 m, rộng gần 10 mét, lượng giãn nước đầy tải 1.400 tấn. Tàu có hai động cơ, mỗi động cơ có công suất gần 5.300 mã lực, cho tốc độ tối đa 20,7 hải lý một giờ. Tàu được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng hải hiện đại, có hai pháo 25 mm hai nòng và các trọng liên phòng không 14,5mm.
Gần đây, khi có mặt tại khu vực giàn khoan HD 981, CSB 8003 liên tục bị tàu cũng như máy bay Trung Quốc đâm, quấy rối. Nhập mô tả cho ảnh Một số tàu tuần tra TT-200, TT-400 của Cảnh sát biển Việt Nam cũng đã có mặt để tham gia ngăn cản giàn khoan trái phép của Trung Quốc, điển hình là tàu CSB 2012 (loại TT-200) và tàu CSB 4033 (loại TT-400) đã bị tàu Trung Quốc làm hư hỏng nặng, phải về bờ sửa chữa ở Tổng Công ty đóng tàu Sông Thu. Trong ảnh là tàu CSB 4032. Sáng 13/5, khi tiến sâu vào khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981, tàu 4032 liên lục bị tàu của Trung Quốc quấy rối, phun vòi rồng và đâm móp đuôi. Tàu Trường Sa 22 Nhiều ngày nay, tàu Trường Sa 22 liên tục bị các tàu, máy bay của Trung Quốc quấy rối, phun vòi rồng. Nhập mô tả cho ảnh Tàu kéo cứu nạn CSB 9002 do các kỹ sư của Tập đoàn Damen – Hà Lan thiết kế, dài 45,7 mét, rộng 12 mét, lượng giãn nước 1.285 tấn, tốc độ tối đa 13,7 hải lý một giờ, tổng công suất 3.500 mã lực. Tàu có khả năng hoạt động độc lập 30 ngày đêm trên biển trong mọi điều kiện thời tiết. Nhập mô tả cho ảnh Hàng loạt tàu kiểm ngư của Việt Nam cũng có mặt như KN 761, 762, 763, 764, 765, 628, 629; 766, 767, 768… Ảnh: Tàu kiểm ngư KN 628 (trái) thực thi chấp pháp trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và bị tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công. Nhập mô tả cho ảnhPhóng to Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 2-3 tàu kèm 1 tàu kiểm ngư Việt Nam để ngăn cản, đâm húc và phun nước áp lực cao làm hư hại nhiều tàu kiểm ngư cũng như tàu cảnh sát biển Việt Nam.
Giao thông Việt Nam