Hạ tầng giao thông Việt Nam đứng thứ 67 thế giới

1288

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2015 đứng ở vị trí 67, tăng 36 bậc trong 5 năm qua (năm 2010 đứng ở vị trí 103).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị.

Trong 5 năm qua, nhiều công trình giao thông đồng bộ, hiện đại đã được đưa vào khai thác, sử dụng. Từ 100 km đường cao tốc, đến nay đất nước đã phát triển được 704 km đường cao tốc, vượt 104 km so với mục tiêu đề ra.

Bộ mặt kết cấu hạ tầng giao thông của đất nước đã có những chuyển biến hết sức rõ nét, nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác như: các dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên; các đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai.

Hà Nội – Hải Phòng, Thành phố HCM – Long Thành – Dầu Giây; Nội Bài – Nhật Tân; các cầu lớn như Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Cổ Chiên, Mỹ Lợi, Hạc Trì; tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp, Quốc lộ 51, Nam Sông Hậu, QL80 Mỹ Thuận – Vàm Cống; cảng cửa ngõ Quốc tế Cái Mép- Thị Vải; tuyến đường thuỷ kênh Chợ Gạo; nhà ga T2 Nội Bài, Pleiku, Đà Nẵng…

Các công trình giao thông không chỉ ở đô thị mà còn phát triển mạnh ở khu vực nông thôn. Hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong ngành được triển khai quyết liệt, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông đạt nhiều tiến bộ…

Tôi mong muốn ngành Giao thông vận tải với chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí, chung sức chung lòng, quyết liệt hành động, phát huy hơn nữa kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế yếu kém để tiếp tục phát triển, vươn lên và đạt được những kết quả to lớn hơn nữa”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.

Số người chết vì tai nạn giao thông giảm mạnh

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải, ngành Giao thông vận tải phải tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành bởi đây là yếu tố quyết định, trong đó trước hết tập trung vào khâu trọng yếu là tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, luật pháp để lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải hội nhập khu vực và quốc tế tốt hơn, hiệu quả hơn.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động vận tải, siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải; nâng cao hiệu quả, năng lực vận tải đa phương thức và kiểm soát tải trọng phương tiện gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu vận tải, hướng tới phát triển hài hòa, hợp lý, nâng cao năng lực, hiệu quả của các phương thức vận tải; đảm bảo giảm giá thành, hạ chi phí vận tải.

Đi liền với đó là tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, quyết tâm giảm tối đa tai nạn giao thông cả trên cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương).  Xử lý nghiêm các vi phạm về vận tải và an toàn giao thông.

Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý ngành cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý của ngành, tập trung vào cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sau cổ phần hóa phát triển, bảo đảm đời sống việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Hạ tầng giao thông Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể sau 5 năm.

Kết cấu hạ tầng giao thông tại các đô thị lớn và các trung tâm kinh tế quan trọng được tập trung đầu tư, tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP HCM dần được khắc phục; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương, đặc biệt lần đầu tiên sau nhiều năm đã giảm số người chết do tai nạn giao thông xuống dưới 9.000 người…

Việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần tái cơ cấu hợp lý lĩnh vực vận tải.

Kết nối hài hoà các phương thức vận tải, phát huy thế mạnh của từng phương thức, làm giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Chiều 4/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, công tác đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 của ngành Giao thông vận tải.

Bộ mặt hạ tầng giao thông đổi thay

Trong bi cnh khó khăn, song kết cu h tng kinh tế-xã hi trong 5 năm qua vn có mt bước tiến vượt bc; chúng ta đã thc hin hiu qu các gii pháp, huy đng được các ngun lc đu tư cho phát trin h tng, trong đó có h tng giao thông vn ti – mt trong nhng khâu đt phát chiến lược”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Ngành Giao thông phn đu có 2.000 km đường cao tc vào năm 2020

B Giao thông vn ti cn tp trung ch đo huy đng nhiu ngun lc đu tư trong đó có ngun vn ngân sách ngoài xã hi, đng thi vi ngun lc ngân sách ca Chính ph đ đến năm 2020 có hơn 2.000km đường cao tc.

Huy đng tng lc các ngun vn

Chiều 4/1/2016, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-TW đầu tư, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí minh qua Tây Nguyên và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2016.

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết: Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết 13/NQ-TW (giai đoạn 2011-2015), Bộ GTVT đã kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được 186.660 tỷ đồng (trên tổng số 202.556 tỷ đồng huy động được từ trước tới nay). Trong giai đoạn 2011-2015 đã thu hút, ký kết được hơn 6,2 tỷ USD vốn ODA cho 33 dự án (tổng số vốn ODA đã ký kết được đến nay là 18.460 tỷ USD cho 133 dự án).

Đồng thời, Bộ GTVT cũng đã rà soát quy mô đầu tư, tiêu chuẩn, phân kỳ đầu tư hợp lý, lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp… giúp tiết giảm được hơn 57.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư các dự án, đã có 704km đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác (vượt 104 km so với mục tiêu Nghị quyết số 13-NQ/TW đề ra). Ngoài ra, ngành đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo khoảng 4.400km đường bộ và hơn 94.000m dài cầu đường bộ.

Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, giai đoạn này cũng xuất hiện các khó khăn như: Nguồn vốn ODA dành cho phát triển hạ tầng giao thông ngày càng giảm sút sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình.

Còn các hình thức huy động vốn khác bị hạn chế do ảnh hưởng đến quy mô trần nợ công. Các chính sách về phí sử dụng dịch vụ hạ tầng chậm được đổi mới, chưa có cơ chế bảo lãnh một số rủi ro (rủi ro doanh thu, rủi ro tỷ giá…) theo thông lệ quốc tế, nên chưa thu hút được các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng nước ngoài tham gia đầu tư theo hình thức PPP; thu hút vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) cho phát triển hạ tầng còn hạn chế.

S cơ bn ni thông cao tc Bc-Nam

Giai đoạn từ 2016 – 2020, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết, ngành GTVT sẽ đầu tư xây dựng các dự án đường cao tốc nhằm mục tiêu đến năm 2020 có trên 2.000km đường cao tốc, trong đó cơ bản nối thông cao tốc Bắc – Nam; hoàn thành và tiếp tục đầu tư các tuyến cao tốc quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế lớn, kết nối với các cảng biển, cửa khẩu; cơ bản nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh (tiếp tục hoàn thành 601km đường Hồ Chí Minh để cơ bản nối thông tuyến).

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng tình với các báo cáo của Bộ GTVT về những kết quả đạt được trong 5 năm qua của ngành GTVT, khi huy động nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng từ trước đến nay với tổng số  327.000/379.000 tỷ đồng, riêng đường bộ huy động được 186.000/202.000 tỷ đồng.

Giai đoạn này, nước ta xây dựng nhiều công trình giao thông đồng bộ, hiện đại như cầu Nhật Tân, đường Nhật Tân-Nội Bài, Nhà ga T2… đường cao tốc làm hơn 600km trong khi nền kinh tế đang gặp khó khăn về nguồn vốn, lạm phát tăng. Nguồn vốn ngoài ngân sách là nguồn lực quyết định đầu tư nhất, không chỉ ở đô thị mà còn cả ở giao thông nông thôn. Nguồn lực ngân sách những năm tới cũng chỉ có hạn, muốn đầu tư đồng bộ hạ tầng thì phải huy động nguồn lực ngoài xã hội trong và ngoài nước vào đầu tư. Muốn làm được thì phải có cơ chế, chính sách, hoàn thiện thể chế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Bộ GTVT tập trung chỉ đạo huy động các nguồn lực ngoài xã hội đồng thời với nguồn lực của Chính phủ để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, bởi nếu chờ ngân sách Nhà nước thì còn rất lâu để hiện thực hoá mục tiêu hơn 2.000 km đường cao tốc. Còn Đường sắt cũng cần cố gắng nâng cao chất lượng hiệu quả theo hướng cổ phần hóa, mạnh dạn huy động nguồn lực xã hội. Riêng khổ đường sắt 1.435mm đoạn nào hiệu quả thì tính toán huy động vốn để làm, nhằm hợp lý hóa vận tải hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Bước vào năm 2016, Thủ tướng tin tưởng ngành GTVT sẽ đoàn kết nỗ lực chung sức, chung lòng, phát huy các kết quả đạt được, không thỏa mãn mà làm tốt hơn nữa, khắc phục các hạn chế, yếu kém, đồng thời đề nghị phải tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của ngành nên tập trung vào các khâu thể chế, cơ chế chính sách nhằm hội nhập quốc tế tốt hơn, huy động nhiều nguồn lực đầu tư về giao thông vận tải, tạo mọi thuận lợi cho người dân./.

Giao thông Việt Nam – Tư vấn luật giao thông đường bộ hotline 1900. 599. 979