Quy định về niên hạn sử dụng phương tiện thủy nội địa

1527

Giao thông Việt Nam – Công ty Luật Dragon sẽ cung cấp cho các bạn đọc những thông tin mới nhất về thông tin giao thông mới nhất mọi chi tiết Quý khách xin liên hệ Tổng đài tư vấn luật 1900599979 để được giải đáp.

Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa được tính từ năm đóng phương tiện.

Kể từ ngày 5 tháng 1 năm 2015,  Nghị định số 111/2014/NĐ -CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ Quy định về niên hạn sử dụng phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng phương tiện thủy được phép nhập khẩu vào Việt Nam có hiệu lực thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc quản lý, khai thác sử dụng phương tiện thủy nội địa hoạt động tại Việt Nam, bao gồm:

– Tàu chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở xô khí hóa lỏng;

– Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm (phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch, có buồng ngủ, trên hành trình có neo lại để cho khách du lịch ngủ qua đêm), khách sạn nổi, nhà hàng nổi;

– Tàu khách không phải là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm;

– Khách sạn nổi: phương tiện thủy nội địa chở khách lưu trú du lịch có buồng ngủ, có đăng ký kinh doanh khách sạn, được neo tại một địa điểm trên đường thủy nội địa và có thể di chuyển từ địa điểm neo này tới địa điểm neo khác khi cần thiết;

– Nhà hàng nổi: phương tiện thủy nội địa chở khách, có đăng ký kinh doanh nhà hàng nổi phục vụ ăn uống trên phương tiện mà không bố trí các buồng ngủ lưu trú trên phương tiện;

– Tàu cao tốc;

– Tàu cao tốc chở khách: tàu khách được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc; tàu khách hoạt động ở chế độ lướt mà thân tàu tách hoàn toàn khỏi mặt nước do lực nâng khí động học tạo ra bởi hiệu ứng bề mặt, có tốc độ lớn nhất từ 30 km/giờ trở lên ở trạng thái đầy tải;

– Tàu đệm khí: phương tiện thủy nội địa mà toàn bộ hoặc phần lớn trọng lượng của tàu có thể được nâng lên ở trạng thái đứng yên hoặc chuyển động nhờ đệm khí sinh ra liên tục để nâng tàu lên bề mặt nước và chạy trên bề mặt đó.

Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa là thời gian tối đa được tính theo năm mà phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động. Niên hạn này dao động từ 18 – 35 năm, tùy từng loại và chất liệu, cụ thể như sau:

TT Loại phương tiện Vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép không quá (năm) Vỏ gỗ không quá (năm)
1 Tàu chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở xô khí hóa lỏng 30 25
2 Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi 35 20
3 Tàu khách không phải là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi, tàu cao tốc, tàu đệm khí 30 25
4 Tàu cao tốc chở khách 20 \
5 Tàu đệm khí 18 \

Trong một số trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa được tính từ năm đóng phương tiện. Năm đóng phương tiện được xác định là năm phương tiện được cấp hồ sơ đăng kiểm sau khi kết thúc đóng mới.

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của phương tiện thủy nội địa.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với phương tiện thủy nội địa.

Các tàu cao tốc chở khách i) đã hết niên hạn sử dụng trước ngày 05 tháng 01 năm 2015 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016; ii) hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2016 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; iii) hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2017 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2017: sau thời hạn này sẽ không được kéo dài thời gian hoạt động.

Các phương tiện thủy nội địa khác: i) đã hết niên hạn sử dụng trước ngày 05 tháng 01 năm 2015 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019; ii) hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2016 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020; iii) hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2017 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; iv) hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2017 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2018 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022; v) hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2018 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2019 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2020, sau thời hạn này sẽ không được kéo dài thời gian hoạt động.

Như vậy, chậm nhất đến năm 2023, các phương tiện thủy nội địa hết niên hạn sử dụng sẽ không được phép hoạt động tại Việt Nam. Thời hạn này đối với tàu cao tốc chở khách là năm 2018.

Nếu có thắc mắc hãy nhấc máy và gọi:

_________________________
Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900599979
Website: www.vanphongluatsu.com.vn
Email : dragonlawfirm@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.