Đặt tên đường bộ phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Đặt tên đường bộ ngoài đô thị phải đáp ứng những điều kiện gì?

559

Ai có thẩm quyền đặt tên đường bộ? Đặt tên đường bộ phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Đặt tên đường bộ ngoài đô thị phải đáp ứng những điều kiện gì? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Tú Cầu đến từ An Giang.

Đặt tên đường bộ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc đặt tên hoặc số hiệu đường bộ

1. Mỗi tuyến đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu.

2. Các tuyến đường bộ xây dựng mới được đặt tên hoặc số hiệu theo quy định của Nghị định này; việc đặt tên hoặc số hiệu đường bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và công tác quản lý đường bộ.

3. Điểm đầu, điểm cuối của quốc lộ, đường cao tốc được đặt theo hướng Bắc – Nam hoặc Đông – Tây hoặc từ Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điểm đầu, điểm cuối của đường tỉnh, đường huyện được xác định theo hướng như quy định đối với quốc lộ hoặc từ trung tâm hành chính tỉnh đến thị xã, thị trấn hoặc từ quốc lộ đến trung tâm hành chính tỉnh, trung tâm hành chính huyện, thị xã, thị trấn.

4. Các đường đã được đặt tên hoặc số hiệu đường bộ và xác định điểm đầu, điểm cuối trước khi Nghị định này có hiệu lực thì giữ nguyên như cũ.

Theo đó, nguyên tắc đặt tên đường bộ như sau:

– Mỗi tuyến đường bộ được đặt tên.

– Các tuyến đường bộ xây dựng mới được đặt tên theo quy định của Nghị định này; việc đặt tên đường bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và công tác quản lý đường bộ.

– Điểm đầu, điểm cuối của quốc lộ, đường cao tốc được đặt theo hướng Bắc – Nam hoặc Đông – Tây hoặc từ Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điểm đầu, điểm cuối của đường tỉnh, đường huyện được xác định theo hướng như quy định đối với quốc lộ hoặc từ trung tâm hành chính tỉnh đến thị xã, thị trấn hoặc từ quốc lộ đến trung tâm hành chính tỉnh, trung tâm hành chính huyện, thị xã, thị trấn.

– Các đường đã được đặt tên đường bộ và xác định điểm đầu, điểm cuối trước khi Nghị định này có hiệu lực thì giữ nguyên như cũ.

Đặt tên đường bộ ngoài đô thị phải đáp ứng những điều kiện gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định đặt tên đường bộ ngoài đô thị như sau:

– Tên đường bộ bao gồm chữ “Đường” kèm theo tên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 của Luật Giao thông đường bộ 2008 cụ thể:

+ Tên đường được đặt tên danh nhân, người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa, tên địa danh hoặc tên theo tập quán; số hiệu đường được đặt theo số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết; trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ;

– Trường hợp tách tỉnh, đường tỉnh đã có đi qua địa phận hai tỉnh mới hoặc trường hợp sát nhập tỉnh mà đường tỉnh đã có đi qua một tỉnh mới thì giữ nguyên tên, điểm đầu, điểm cuối;

– Đoạn tuyến có nhiều đường bộ đi trùng nhau thì việc đặt tên như sau:

+ Đoạn đường bộ trùng nhau thuộc một hệ thống đường bộ thì đặt tên theo đường bộ có cấp kỹ thuật cao hơn;

+ Đoạn đường bộ trùng nhau thuộc nhiều hệ thống đường bộ thì đặt tên của đường bộ thuộc hệ thống đường bộ có cấp quản lý cao hơn.

– Tên đường bộ thuộc mạng lưới đường theo Điều ước quốc tế thì sử dụng đồng thời tên, số hiệu trong nước và tên, số hiệu theo Điều ước quốc tế liên quan;

– Đối với đường xã chỉ đặt tên gồm chữ “Đường” kèm theo tên địa danh hoặc tên theo tập quán.

Ai có thẩm quyền đặt tên đường bộ?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định đặt tên đường bộ ngoài đô thị như sau:

Đặt tên hoặc số hiệu đường bộ

4. Thẩm quyền đặt tên hoặc số hiệu đường bộ

a) Bộ Giao thông vận tải đặt tên, số hiệu đường thuộc hệ thống quốc lộ;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt số hiệu đường thuộc hệ thống đường đô thị, đường tỉnh; đặt tên hoặc số hiệu đường thuộc hệ thống đường huyện;

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đặt tên đường thuộc hệ thống đường đô thị, đường tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt tên đường thuộc hệ thống đường xã.

Như vậy, thẩm quyền đặt tên đường bộ như sau:

– Bộ Giao thông vận tải đặt tên đường thuộc hệ thống quốc lộ;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt số hiệu đường thuộc hệ thống đường đô thị, đường tỉnh; đặt tên đường thuộc hệ thống đường huyện.

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đặt tên đường thuộc hệ thống đường đô thị, đường tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp;

– Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt tên đường thuộc hệ thống đường xã.

=======================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI


CÔNG TY LUẬT DRAGON


Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long


Tư vấn và cung cấp dịch vụ
Mức xử phạt các lỗi
Cấp lại giấy phép lái xe
Cấp lại biển số xe
Trách nhiệm khi gây tai nạn
Sang tên đổi chủ phương tiện
Khiếu nại - Khiếu kiện CSGT
Tư vấn bảo hiểm xe
Tư vấn pháp lý chủ tàu thuyền vi phạm
Cấp phù hiệu xe

Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.


Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội


Tổng đài: 1900 599 979 


Hotline: 098.301.9109


Email: dragonlawfirm@gmail.com

Hệ thống Website:


www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.giaothongvietnam.vn