Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải

1059

THÔNG TƯ

Quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 125/2004/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải;

Căn cứ Quyết định số 11/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 125/2004/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải theo quy định của Sửa đổi, bổ sung năm 2002 Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 (gọi tắt là Công ước SOLAS 74) và Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (gọi tắt là Bộ luật ISPS).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng cho:

1. Các loại tàu biển sau đây hoạt động trên tuyến quốc tế:

a) Tàu khách;

b) Tàu hàng có tổng dung tích từ 500 GT trở lên;

c) Giàn khoan di động ngoài khơi.

2. Các cảng biển tiếp nhận tàu biển hoạt động trên tuyến quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức, cá nhân của Việt Nam và nước ngoài khai thác tàu biển trên các tuyến quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này (sau đây gọi là công ty tàu biển).

4. Tổ chức, cá nhân của Việt Nam và nước ngoài quản lý, khai thác cảng biển quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là doanh nghiệp cảng biển).

5. Tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý thông tin an ninh hàng hải.

Chương II

TIẾP NHẬN, TRUYỀN PHÁT VÀ XỬ LÝ

THÔNG TIN AN NINH HÀNG HẢI

Điều 3. Tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải và Cảng vụ hàng hải

1. Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải

Ngay sau khi nhận được thông báo của Cục Cảnh sát biển về cấp độ an  ninh, Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải phải chuyển tiếp các thông tin đó đến:

a) Cảng vụ hàng hải;

b) Doanh nghiệp cảng biển, cán bộ an ninh cảng biển;

c) Công ty tàu biển, cán bộ an ninh công ty tàu biển;

d) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan, đồng thời thông báo cho Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao. Trong trường hợp không thể liên lạc được với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà tàu mang cờ quốc tịch, Trung tâm đề nghị Cục Lãnh sự thông qua con đường ngoại giao để thông báo cho các cơ quan có liên quan của nước ngoài.

2. Cảng vụ hàng hải

Ngay sau khi nhận được thông tin của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, Cảng vụ hàng hải phải thông báo cho:

a) Các tàu biển dự kiến sẽ đến hoặc đang hoạt động tại cảng biển thuộc khu vực trách nhiệm của mình;

b) Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng biển.

Điều 4. Tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải của cán bộ an ninh công ty tàu biển Việt Nam, sỹ quan an ninh tàu biển thuộc công ty và các cơ quan có liên quan

1. Ngay sau khi nhận được thông tin của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, công ty tàu biển, cán bộ an ninh công ty có trách nhiệm thông báo kịp thời các thông tin về cấp độ an ninh hàng hải và thay đổi cấp độ an ninh hàng hải cho sĩ quan an ninh tàu biển cña m×nh biÕt ®Ó ¸p dông cho tµu biÓn trong chuyÕn ®i dù kiÕn tiÕp theo.

2. Trên cơ sở đánh giá rủi ro có thể xảy ra đối với con người, tài sản hoặc môi trường từ các hoạt động giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển, sĩ quan an ninh tàu biển có thể yêu cầu cán bộ an ninh cảng biển hoặc cơ quan có thẩm quyền tại cảng biển nước ngoài ký kết Cam kết an ninh trong các trường hợp sau đây:

a) Tàu biển đang hoạt động ở cấp độ an ninh cao hơn so với cảng biển hoặc tàu biển khác mà nó đang giao tiếp;

b) Có thỏa thuận về cam kết an ninh giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ các nước khác là thành viên của Công ước SOLAS 74 đối với một số tuyến quốc tế hoặc đối với một số con tàu cụ thể hoạt động trên các tuyến đó;

c) Đang tồn tại một mối đe dọa an ninh hoặc sự cố an ninh liên quan đến tàu biển hoặc cảng biển;

d) Tàu biển đang ở tại cảng biển mà cảng này không được yêu cầu phải có và thực hiện một Kế hoạch an ninh cảng biển đã được phê duyệt;

đ) Tàu biển đang giao tiếp với tàu biển khác mà tàu biển đó không được yêu cầu phải có và thực hiện một Kế hoạch an ninh tàu biển đã được phê duyệt.

3. Bản cam kết an ninh quy định tại khoản 2 Điều này được lưu giữ trên tàu biển với khoảng thời gian tối thiểu tàu ghé vào 10 cảng kế tiếp kể từ khi ký bản cam kết.

4. Trước khi tàu biển đi qua khu vực được cảnh báo có nguy cơ đe dọa an ninh, thuyền trưởng, sỹ quan an ninh tàu biển phải liên lạc với các Trung tâm thông báo cướp biển để phối hợp phòng, chống cướp biển.

Điều 5. Tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải của tàu biển và các cơ quan có liên quan tại cảng biển

1. Trường hợp tàu biển nước ngoài đến cảng biển Việt Nam

a) Chậm nhất 24 giờ trước khi vào lãnh hải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thuyền trưởng, chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu, đại lý của người khai thác tàu biển phải liên lạc trực tiếp với Cảng vụ hàng hải tại nơi có cảng biển dự kiến tàu sẽ đến để:

– Thông báo về cấp độ an ninh đang được duy trì trên tàu mình và các thông tin khác có liên quan về an ninh hàng hải (theo mẫu tại Phụ lục I của Thông tư này);

– Nhận thông báo từ Cảng vụ hàng hải về cấp độ an ninh đang được áp dụng tại cảng biển và biện pháp an ninh cần áp dụng trên tàu biển.

b) Sau khi nhận được các thông tin có liên quan về an ninh của tàu biển nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, Cảng vụ hàng hải phải thông báo cho cán bộ an ninh cảng biển nơi mà tàu biển đang ghé vào;

c) Trên cơ sở đánh giá rủi ro có thể xảy ra đối với con người, tài sản hoặc môi trường từ các hoạt động giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển, cán bộ an ninh cảng biển phải ký kết cam kết an ninh với tàu biển. Bản cam kết an ninh được lưu giữ tại cảng biển;

d) Khi có sự thay đổi về cấp độ an ninh trên tàu biển hoặc tại cảng biển từ thời điểm đã liên lạc trước đó, sĩ quan an ninh tàu biển và cán bộ an ninh cảng biển phải thông báo ngay cho nhau biết để kịp thời xử lý.

2. Trường hợp tàu biển Việt Nam và nước ngoài rời cảng biển Việt Nam

Khi có yêu cầu, Cảng vụ hàng hải nơi có cảng đi thông báo về các thông tin an ninh hàng hải có liên quan cho sĩ quan an ninh tàu biển trước khi tàu biển rời cảng biển Việt Nam để cập nhật thông tin có liên quan đến chuyến đi.

Điều 6. Chế độ báo cáo

1. Báo cáo khẩn

a) Chậm nhất 04 giờ kể từ khi nhận được thông báo cấp độ an ninh của Cục Cảnh sát biển, Trung tâm thông tin an ninh hàng hải phải báo cáo tình hình cho Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định;

b) Khi nhận được thông tin chính xác về sự cố an ninh của tàu biển và cảng biển (đã được kiểm tra, xác minh), Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải phải báo ngay cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để kịp thời xử lý, giải quyết.

2. Báo cáo năm

Trước ngày 25 tháng 01 hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải về công tác quản lý thông tin an ninh hàng hải của năm trước.

3. Phương thức gửi báo cáo

Báo cáo an ninh được gửi bằng Fax, điện thoại, thư điện tử để đảm bảo kịp thời, sau đó gửi báo cáo bằng văn bản theo đường bưu chính.

Chương III

PHỐI HỢP DIỄN TẬP, THỰC TẬP KẾT NỐI THÔNG TIN

AN NINH  HÀNG HẢI

Điều 7. Phối hợp diễn tập an ninh hàng hải

1. Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải

a) Phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, doanh nghiệp cảng biển và công ty tàu biển trong việc diễn tập an ninh hàng hải;

b) Tiếp nhận, xử lý thông tin diễn tập từ các doanh nghiệp cảng biển, công ty tàu biển và tàu biển;

c) Thông báo cho các cơ quan hữu quan về việc tổ chức diễn tập;

d) Trực tiếp tham gia diễn tập thông tin an ninh tại doanh nghiệp cảng biển, công ty tàu biển hoặc tàu biển theo kế hoạch được duyệt khi được các đơn vị này yêu cầu.

2. Trách nhiệm của công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển

a) Hàng năm phối hợp với Trung tâm thông tin an ninh hàng hải tổ chức diễn tập thông tin an ninh theo kế hoạch an ninh được phê duyệt;

b) Thời gian diễn tập phải thông báo cho Trung tâm thông tin an ninh hàng hải và Cảng vụ hàng hải khu vực trước 10 ngày.

3. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải

Phối hợp với Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, doanh nghiệp cảng biển, công ty tàu biển và tàu biển trong việc diễn tập an ninh hàng hải theo Kế hoạch an ninh cảng biển và tàu biển được phê duyệt.

Điều 8. Thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải, xác nhận kết quả kết nối

1. Nội dung thực tập

a) Vận hành hệ thống báo động an ninh trên tàu biển;

b) Vận hành hệ thống thông tin liên lạc tại cảng biển;

c) Tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải.

2. Quy định về thực tập và xác nhận kết quả thực tập kết nối, xử lý thông tin an ninh hàng hải

a) Hàng năm công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển và tàu biển có trách nhiệm thực tập kết nối, xử lý thông tin với Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải  01 lần và giữa 02 lần không quá 18 tháng;

b) Trước khi thực hiện thực tập phải thông báo và thoả thuận với Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải về kế hoạch thực tập (theo mẫu tại Phụ lục II);

c) Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải tiếp nhận, xử lý thông tin; cấp Giấy xác nhận kết quả thực tập kết nối thông tin cho công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển (theo mẫu tại Phụ lục III);

d) Thời hạn cấp Giấy xác nhận kết quả thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải: Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc thực tập đạt kết quả, Trung tâm phải gửi Giấy xác nhận cho công ty tàu biển và doanh nghiệp cảng biển qua Fax hoặc đường bưu chính hoặc Email;

đ) Giấy xác nhận kết quả thực tập kết nối thông tin là căn cứ để Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá chứng nhận hệ thống an ninh để cấp các Giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển và Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2011, thay thế Thông tư số 25/2004/TT-BGTVT ngày 13/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải đối với tàu biển, công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển và các cơ quan có liên quan tại cảng biển.

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời với Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết.

Nơi nhận:

– Như Điều 10 ;

– Văn phòng Chính phủ;

– Các Bộ, CQ ngang Bộ;

– UBND các tỉnh, Tp trực thuộc TW;

– Cục kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP) ;

– Các Thứ trưởng;

– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

– Công báo; Website Chính phủ ;

– Website Bộ GTVT;

– Lưu: VT, ATGT(10).

BỘ TRƯỞNG

Hồ Nghĩa Dũng

Phụ lục I:

BẢN KHAI AN NINH TÀU BIỂN

SHIP’S SECURITY NOTIFICATION

(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) (According to Circular No.47/2011/TT-BGTVT dated 30/06/2011 of the Minister of Transport)


1. Tên tàu

Name of Ship

2. Quốc tịch:

Flag:

3. Hô hiệu

Call-Sign

4. GT 5. Loại tàu:

Type of Ship

6. Số lượng thuyền viên:

No. of Crew

7. Thời gian dự kiến đến cảng:

ETA

8. Số IMO:

IMO Number:

9. Mục đích đến cảng: Bốc/Dỡ/Tiếp nhiên liệu/Sửa chữa/Mục đích khác (gạch bỏ từ thích hợp)

Purpose of Call: Loading / Discharging / Bunkering / repairing/ Others (Delete as appropriate)

Nếu là mục đích khác, nêu rõ:

If others, please specify purpose

10. Tên khu vực neo đậu hoặc cầu cảng mà tàu sẽ đến:

Name of Anchorage or Port Factility your ship in bound for

11. Tên Đại lý tàu biển tại Việt Nam:

Name of Ship Agent in Vietnam

Tel No:                                                              Fax No:

12. Tàu có Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển (ISSC) không?

Does your ship possess a valid International Ship Security Certificate (ISSC)?

Có/Không (gạch bỏ từ thích hợp)

Yes/No (Delete as appropriate)

Nếu câu trả lời là “Có” đề nghị nêu chi tiết tại các câu hỏi 12, 13

If answer is ‘Yes’, give detail in Q12 and Q13

13. Tên cơ quan cấp ISSC

Name of issuing authority for the ISSC

14. Ngày cấp ISSC:

Date of issue of the ISSC

15. Ngày ISSC hết hạn:

Date of expiry of the ISSC

16. Cấp độ an ninh hiện tại của tàu:

Current security level of the ship

17. 10 Cảng mà tàu đã ghé vào gần nhất (kể từ ngày 01/7/2004), đến ngày , ngày đi và cấp độ an ninh tàu đã áp dụng khi thực hiện giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển:

Last 10 ports of call (since 1st July, 2004), including arrival / departure dates and the security level at which the ship operated at these ports where it has conducted a ship / port interface:

Cảng

Port

Ngày đến

Date of

Arrival

Ngày đi

Date of

Departure

Cấp độ an ninh

Security Level

18. Trong thời gian thực hiện bất kỳ giao tiếp giữa tàu biển và cảng biển theo thời hạn tại khoản 15 trên đây, tàu biển có áp dụng biện pháp an ninh đặc biệt hoặc biện pháp an ninh bổ sung nào không?

Were there any special or additional security measures taken during any ship / port interface at the ports mentioned in article 15?

Có/Không (gạch bỏ từ thích hợp)

Yes/No (Delete as appropriate)

Nếu câu trả lời là “Có” thì nêu chi tiết:

If answer is “Yes”, give detail

19. Trong thời gian thực hiện bất kỳ giao tiếp giữa tàu biển và tàu biển theo thời hạn tại khoản 15 trên đây, tàu biển có duy trì biện pháp an ninh thích hợp không?

Were there appropriate ship security measures maintained during any ship-to-ship activity interface at the ports mentioned in article 15?

Có/Không (gạch bỏ từ thích hợp)

Yes/No (Delete as appropriate)

Nếu câu trả lời là “Có” thì nêu chi tiết:

If answer is “Yes”, give detail:

hữ ký của Thuyền trưởng/Chủ tàu/Đại lý tàu:……………………………………………………..

Signature of Master/Owner/Agent

Họ tên của Thuyền trưởng/Chủ tàu/Đại lý tàu:………………………………………………………

Name of Master/Owner/Agent

Vị trí hiện tại: Vĩ độ………………………………………..; Kinh độ:………………………………….

Present position: Latitude………………………………..; Longitude ………………………………..

Phụ lục II: Thông báo về thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải

(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CƠ QUAN THỰC TẬP KẾT NỐI     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÀU/BẾN CẢNG                                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Số:      /TB…..                                    Hà Nội, ngày      tháng    năm 20…

THÔNG BÁO

Về thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải

(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Kính gửi: Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải

Căn cứ quy định tại Thông tư số: 47/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải,

Tàu/bến cảng: …………………………………Số IMO:……………….

Dự kiến vào lúc… giờ……ngày….tháng…. năm…… sẽ thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải với Trung tâm.

– Vị trí phát tín hiệu thực tập: ……………………………………………..

–  Họ tên cán bộ an ninh:……………………………………………………

– Chức danh:……………………………………………………………….

– Số điện thoại: ………………… Fax:  ……………. Email: …………….

Đề nghị Trung tâm xác báo thời gian và phối hợp thực hiện.

CƠ QUAN THỰC TẬP KẾT NỐI

(ký tên và đóng dấu)

Phụ lục III: Giấy xác nhận kết quả thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải

(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRUNG TÂM TTANHH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯                                             ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Số:      /GXN-TTANHH                      Hà Nội, ngày      tháng    năm 20…

GIẤY XÁC NHẬN

Kết quả thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải

(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải).

Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải xác nhận:

1. Tàu/bến cảng: …………………………………Số IMO:……………….

Cơ quan chủ quản:…………………………………………………………

Vào lúc… giờ……ngày….tháng…. năm…… đã thực tập kết nối thông tin với Trung tâm thông tin an ninh hàng hải theo quy định của Thông tư số      47/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

– Vị trí phát tín hiệu thử: …………………………………………………..

– Họ tên cán bộ an ninh:……………………………………………………

– Chức danh:……………………………………………………………….

– Số điện thoại: ………………… Fax:  ……………. Email: …………….

– Thiết bị kết nối: …………………………………………………………

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

2. Kết quả thử: (nêu rõ chất lượng tín hiệu thông tin và những khuyến nghị).

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

GIÁM ĐỐC

(ký tên và đóng dấu)

Công ty Luật Dragon

=======================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI


CÔNG TY LUẬT DRAGON


Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long


Tư vấn và cung cấp dịch vụ
Mức xử phạt các lỗi
Cấp lại giấy phép lái xe
Cấp lại biển số xe
Trách nhiệm khi gây tai nạn
Sang tên đổi chủ phương tiện
Khiếu nại - Khiếu kiện CSGT
Tư vấn bảo hiểm xe
Tư vấn pháp lý chủ tàu thuyền vi phạm
Cấp phù hiệu xe

Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.


Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội


Tổng đài: 1900 599 979 


Hotline: 098.301.9109


Email: dragonlawfirm@gmail.com

Hệ thống Website:


www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.giaothongvietnam.vn