Thủ tục sang tên đổi chủ cho xe máy, hôm nay mình sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn những bước về Thủ tục đổi màu sơn cho xe. Đây cũng là một thủ tục hành chính và hầu như chúng ta chỉ cần đi một lần là xong, lần 2 là chỉ tới lấy Giấy đăng kí xe mới mà thôi, những bước này có thể áp dụng cho cả việc đổi màu sơn xe hơi lẫn xe máy, chỉ khác một chút ở chỗ mức lệ phí mà thôi.
Tóm tắt thủ tục này gồm có 6 bước nhỏ như hình bên trên, liệt kê ra thì dài dòng vậy thôi chứ khi thực hiện thì rất đơn giản, vì đó là các bước nhỏ và có liên quan trực tiếp tới nhau. Điều đầu tiên, để đơn giản nhất cho việc đổi màu sơn xe thì nên chính chủ của xe đi làm thì sẽ tiện hơn, nếu là xe của cơ quan, công ty thì cần có giấy giới thiệu, giấy xác nhận của nơi đó cử người đi thực hiện công việc này. Nên nhớ là chuẩn bị Giấy tờ đăng kí xe bản gốc nhé (thường gọi là Cà-Vẹt, viết tắt là GĐKX và CMND của người đi thực hiện).
- Bước 1: Đến nơi tiếp nhận đăng kí của xe
Trước đây chúng ta đi đăng kí lấy biển số xe ở đâu thì bây giờ về đó để “xét xe” lại lần nữa, nhằm xin đổi màu sơn cho xe (nôm na là tới CSGT cấp Quận, Huyện của nơi chúng ta sinh sống).
- Bước 2: Điền vào chỗ trống Tờ khai đăng kí xe (TKĐKX)
Ở đó sẽ phát miễn phí, không cần quan tâm trong đó ghi là đăng kí xe mới hay là đăng kí lần thứ n gì hết, cứ điền đầy đủ thông tin là được. Lưu ý là nhớ cà lại số khung, số máy của xe và dán vô tờ đó. Ở mục Giấy tờ kèm theo, chúng ta ghi số CMND và số của GĐKX.
Mẫu tờ khai đăng kí xe máy, xe mô tô:
- Bước 3: Nộp hồ sơ
Nộp tờ khai, đính kèm GĐKX và CMND, cán bộ CSGT sẽ kiểm tra chiếc xe của chúng ta, và hỏi lí do tại sao muốn đổi màu sơn của xe, ví dụ xe bị trầy nhiều quá, màu sơn cũ quá rồi… Sau đó chúng ta sẽ nói là muốn sơn lại xe theo màu ABC gì đó, ví dụ xe (máy) cũ là Exciter có 3 màu: Trắng-Xanh-Đen; giờ chúng ta sơn lại màu Đỏ-Cam-Trắng.
Cán bộ sẽ ghi xác nhận màu sơn muốn đổi để cấp trong GĐKX mới cho chúng ta. Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì nên đi làm thủ tục trước rồi mới sơn màu xe sau, đỡ lằng nhằng. Nếu ai lỡ sơn xe trước rồi mới đi làm thủ tục đổi màu sơn thì sẽ bị phạt vì lỗi “Tự ý đổi màu sơn xe”, khoảng 150.000 đồng (nếu là xe máy)
- Bước 4: Đóng lệ phí
Tới bước này là xong 99% rồi, chúng ta chỉ còn chờ vài phút để đóng lệ phí cấp GĐKX mới, khoảng 30.000 đồng (xe máy) nếu ở TP HCM. Sau đó chúng ta nhận giấy hẹn, thường là 1 tuần sau thì lên đó lấy GĐKX mới.
- Bước 5: Về sơn xe lại theo màu mới đã đăng kí. Lưu ý là đừng có đăng kí màu một đằng rồi về sơn lại một nẻo khác.
Xe máy thay đổi màu sơn có cần đổi lại biển số xe?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 15/2014/TT-BCA như sau:
“Điều 14. Đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe
1. Các trường hợp phải đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe: Xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn; gia hạn giấy chứng nhận đăng ký xe có thời hạn; giấy chứng nhận đăng ký xe bị mờ, rách nát hoặc xe thuộc tài sản chung của hai vợ chồng đã đăng ký đứng tên một người, nay có nhu cầu đăng ký xe là tài sản chung của hai vợ chồng hoặc thay đổi các thông tin của chủ xe hoặc chủ xe tự nguyện đổi giấy chứng nhận đăng ký xe cũ lấy giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định của Thông tư này.
2. Các trường hợp phải đổi lại biển số xe: Biển số bị mờ, gẫy, hỏng.”
Như vậy theo quy định trên thì trường hợp xe máy thay đổi màu sơn sẽ phải làm thủ tục đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, còn biển số xe thì không cần phải đổi theo quy định.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Xe máy của bạn vừa mới thay đổi màu sơn. Vậy bạn cần làm thủ tục thay đổi lại giấy đăng ký xe và không cần làm lại biển số xe máy.
Cách chọn màu xe theo phong thuỷ và hợp mệnh:
Quan niệm của người Việt từ trước tới nay luôn cho rằng mua một vật có giá trị không nhỏ như chiếc xe thì cần xem xét kỹ lưỡng sao cho hợp tuổi, nhất là màu xe phải phù hợp với bản mệnh của mình trong ngũ hành sẽ khiến chiếc xe mang lại may mắn, tài lộc và cũng ít bị trục trặc hỏng hóc hơn. Chính vì thế, trong bài viết này, chuyên mục Tư vấn mua xe của chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc bài viết về cách chọn màu xe hợp phong thuỷ, Hãy cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé!
Chọn màu xe theo phong thuỷ và hợp mệnh sẽ đem lại tài lộc, may mắn cho chủ nhân. Theo đó, khi có ý định “tậu” xe bạn nên chú ý tới màu sắc của xe để đảm bảo may mắn và tài lộc sẽ đến với mình. Chọn màu tương sinh với mệnh sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin, chiếc xe sử dụng cũng bền hơn, ít hỏng vặt. Đặc biệt cần tránh những màu tương khắc với mệnh của bạn. Những màu tương khắc sẽ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, tâm trí bất định, mất tập trung, hay bực bội nóng giận, dễ gặp tai nạn hơn nếu lái xe, có thể bị thương tật. Cùng Muasamxe.com theo dõi chi tiết cách chọn màu xe theo năm sinh qua bài viết dưới đây!
+ Bảng màu xe theo phong thuỷ và hợp mệnh
Chọn màu xe theo phong thuỷ là cách chọn màu dựa trên các thành tố trong ngũ hành đều có một màu đại diện như Thủy là đen, Mộc là xanh, Hỏa là đỏ, Thổ là vàng, Kim là Trắng. Nếu đã hiểu quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc phía trên, bạn hoàn toàn có thể chọn ra màu sắc phù hợp hay không phù hợp với bản mệnh của chính mình. Trong đó nên chọn màu sinh nhập với mệnh của mình để bản thân được lợi nhất thay vì sinh xuất phải chia sẻ với hành khác. Cần cẩn trọng với những màu tương khắc, đặc biệt là khắc nhập (khắc mình).
Cách chọn màu xe theo phong thuỷ và hợp mệnh | ||||
Màu tương sinh | Màu Hoà Hợp | Màu chế khắc | Màu bị khắc | |
Mệnh Kim | Vàng, Nâu đất | Trắng, xám, ghi | Xanh lục | Đỏ, Hồng, tím |
Mệnh Mộc | Đen, xanh nước | Xanh lục | Vàng, Nâu đất | Trắng, xám, ghi |
Mệnh Thuỷ | Trắng, xám, ghi | Đen, xanh nước | Đỏ, Hồng, tím | Vàng, Nâu đất |
Mệnh Hoả | Xanh lục | Đỏ, Hồng, tím | Trắng, xám, ghi | Đen, xanh nước |
Mệnh Thổ | Đỏ, Hồng, tím | Vàng, Nâu đất | Đen, xanh nước | Xanh lục |
+ Ngũ hành là gì?
Ngũ hành là một học thuyết duy vật trong triết học phương Đông bắt nguồn từ Trung Hoa cổ dựa trên 5 thành tố cơ bản được cho là khai sinh ra vạn vật bao gồm Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim. 5 thành tố này hợp lại thành ngũ hành tác động với nhau một cách tự nhiên dựa trên hai nguyên lý cơ bản: Tương sinh/Tương khắc.
Quy luật tương sinh ám chỉ mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau cùng phát triển. Cả 5 thành tố trong ngũ hành tương sinh, xúc tiến tạo thành vòng tròn sự sống khép kín như một định luật bảo toàn. Mỗi hành đều có hai phương diện, cái sinh ra nó (sinh nhập) và cái nó sinh ra (sinh xuất), ví như Mộc sinh Hỏa… Thủy lại sinh Mộc. Trong mối quan hệ tương sinh: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Điều này được lý giải theo tự nhiên khởi đầu là Thủy (nước) rơi từ trên trời tưới lên vạn vật tạo ra Mộc (cây cối), Mộc khô cháy thành Hỏa (lửa), Hỏa cháy thành tro tạo ra Thổ (đất), trong Thổ có quặng tức Kim (kim loại), Kim loại nóng chảy lại tạo ra Thủy (nước) trở thành một “bảng tuần hoàn” của vạn vật.
Quy luật tương khắc trái ngược hoàn toàn với tương sinh, các thành tố trong ngũ hành sẽ khắc chế, làm hao mòn thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Nếu như quy luật tương sinh ý nói vạn vật, sự sống bắt nguồn từ trời, nhưng tồn tại lâu dài hay hủy diệt lại do vạn vật trên trái đất quyết định. Trong tương khắc, mỗi thành tố cũng có hai mối quan hệ, cái khắc nó (khắc nhập) và cái nó khắc(khắc xuất). Trong mối quan hệ tương khắc: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khoắc Thủy. Ý nói, nước khiến lửa tắt, lửa khiến kim nóng chảy, kim loại cắt đổ cây, cây hút dinh dưỡng của đất, đất ngăn nước chảy…
+ Vì sao nên chọn màu xe theo phong thuỷ?
Với người Việt, mua xe hơi là chuyện hệ trọng bởi nó song hành cùng chủ nhà trên mọi nẻo đường. Càng mua xe có giá trị lớn, chuyện chọn xe hợp mệnh càng cấp thiết, không thua gì chuyện “dựng vợ gả chồng”. Ngoài chọn ngày, giờ nhận xe, màu sắc cũng là yếu tố cấp thiết khiến nhiều người phải “đau đầu”, đôi khi bỏ quá cả màu mà lý trí ham thích.
Trong quan niệm của người Việt nói riêng và những nước phương Đông nói chung, màu sắc hợp với hành mệnh (tương sinh) sẽ mang tới tài lộc, may mắn cho chủ nhà, xe ít hỏng vặt, khi người lái xe thư thái không nặng nề, nếu không may gặp trục trặc sẽ được giải trừ, nặng mà hóa nhẹ. Với màu cùng hành (cùng màu với mệnh trong ngũ hành), dù không “vượng” tương sinh cơ mà vẫn tương hỗ tốt hơn cho chủ nhà thay thế mang tới phiền hà.
Trái lại, nếu chọn màu xung khắc sẽ làm hại tới chủ nhà, dễ sinh tâm trạng bồn chồn thấp thỏm ấm ức, không yên lòng khi người lái xe. Bản thân chiếc xe cũng dễ hư hỏng vặt, hao tiền tốn của để tự khắc phục. Nếu hoạ may có gặp sự cố dễ gây hậu quả nghiêm trọng, tai hại tới sức khỏe bản thân, xe cũng hư hỏng nặng nề. Chính vì những yếu tố đó, mà phần lớn người mua xe sẽ xem yếu tố màu sắc là 1 trong những điều quan trọng khi chọn mua xe.
+ Cách chọn màu xe theo phong thuỷ?
Trong ngũ hành, tương sinh là vòng tròn phía ngoài, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Thủy sinh Mộc. Ứng với tự nhiên là cây khô dễ cháy sinh lửa, lửa đốt mọi vật ra tro, thành đất, đất tạo nên quặng trở thành kim loại, kim loại nung nóng chảy thành dạng lỏng như nước, nước nuôi cây lớn. Vòng tròn tương sinh cũng ứng với sự hỗ trợ, làm tốt lên, tạo sự may mắn, yên ổn.
Ngũ hành tương sinh ứng với các màu sắc theo bản mệnh
Tương khắc là những đường bên trong vòng tròn tương sinh, tạo thành hình ngôi sao 5 cánh. Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ và Thổ khắc Thủy. Ứng với tự nhiên là nước dập tắt lửa, lửa làm chảy kim loại, kim loại cắt được cây, cây hút chất màu của đất, đất ngăn nước chảy. Tương khắc ngược lại với tương sinh, tức là có thể sẽ gây là những điều không tốt, đối lập.
Ngũ hành tương khắc ứng với các màu sắc theo bản mệnh
Thông tin chi tiết về cách chọn màu xe theo bản mệnh bạn đọc có thể cùng MuasamXe.com theo dõi ngay dưới đây:
+ Mệnh Kim nên mua xe màu gì?
Người mệnh Kim nên chọn xe màu nâu, vàng đậm. Bạn cũng có thể mua xe màu trắng, vàng nhạt, xanh nước biển. Cần cân nhắc khi mua xe màu xanh lá cây và thận trọng với màu đỏ, da cam, hồng.
Người mệnh Kim sinh các năm 1932, 1933, 1940, 1941, 1954, 1955, 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001 (Nhâm Thân 1932 & Quý Dậu 1933, Canh Thìn 1940 & Tân Tỵ 1941, Giáp Ngọ 1954 & Ất Mùi 1955, Nhâm Dần 1962 & Quý Mão 1963, Canh Tuất 1970 & Tân Hợi 1971, Giáp Tý 1984 & Ất Sửu 1985) sẽ có bản mệnh tương ứng:
- Hải Trung Kim (vàng trong biển): 1924/1925/1984/1985
- Kiếm Phong Kim (vàng trong kiếm): 1932/1933/1992/1993
- Bạch Lạp Kim (vàng trong sáp): 1940/1941/2000/2001
- Sa Trung Kim (vàng trong cát): 1954/1955/2014/2015
- Kim Bạch Kim (vàng trắng): 1962/1963/2022/2023
- Xoa Xuyến Kim (vàng trang sức): 1970/1971/2030/2031
Các màu xe hợp với người mệnh Kim:
Màu hợp với mệnh Kim: màu vàng, trắng. Những tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là Màu sắc của người mệnh Kim. Ngoài ra nên kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng trong trang trí như sơn tường, màu sắc nội thất. Vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn.
- Màu tương sinh: Hãy chọn cho mình những bộ trang phục, đồ dùng hoặc phụ kiện có gam màu vàng rực rỡ hoặc màu trắng tinh khiết. Vì Thổ (màu vàng) sinh Kim và chủ nhân mệnh Kim nên màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh.
- Màu tương khắc: Nếu bạn thuộc mạng Kim, thì tốt nhất là nên tránh những màu như màu hồng, màu đỏ, vì những màu này ứng với hành Hỏa, mà Hỏa thì khắc Kim.
+ Mệnh Mộc nên mua xe màu gì?
Mộc biểu trưng cho sự nối kết sự sống, như rễ, thân, nhánh và lá tương hợp với nhau vì sự sống của cả cây,. Mộc tượng trương cho cây lá. Có thể là cây đại thụ hoặc chỉ là những ngọn cỏ bên đường . Hành Mộc sinh Hỏa (gổ cháy sinh ra lửa) và được Thủy tương sinh (nước cho cây cốt tốt tươi). Hành mộc khắc kỵ với Kim (mộc hao kim lợi) và Thổ (Mộc lợi Thổ hao, vì cây hút chất từ đất). Người mệnh Mộc nên sử dụng xe có màu xanh nước biển, đen, tím. Có thể sử dụng màu xanh lá cây, nâu, đỏ, hồng, da cam và cần tránh các màu kim như bạc, trắng, vàng ánh kim.
Người mệnh Mộc sinh các năm 1942, 1943, 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003. (Nhâm Ngọ 1942 & Quý Mùi 1943, Canh Dần 1950 & Tân Mão 1951, Mậu Tuất 1958 & Kỷ Hợi 1959, Nhâm Tý 1972 & Quý Sửu 1973, Canh Thân 1980 & Tân Dậu 1981, Mậu Thìn 1988 & Kỷ Tỵ 1989.). Giống như mệnh Thủy, người mệnh Mộc cũng được chia làm nhiều hành mệnh nhỏ, từ đó có thể “luận” chi tiết hơn về màu sắc khi chọn xe, có những cái tưởng khắc mà không khắc.
- Đại Lâm Mộc (cây trong rừng): 1928/1929/1988/1989
- Dương Liễu Mộc (cây dương liễu): 1942/1943/2002/2003
- Tùng Bách Mộc (cây tùng già): 1950/1951/2010/2011
- Bình Địa Mộc (cây trên đất): 1958/1959/2018/2019
- Tang Đố Mộc (cây dâu tằm): 1972/1973,,,
- Thạch Lựu Mộc (cây trên đá): 1980/1981…
Các màu xe hợp với người mệnh Mộc:
Theo ngũ hành tương sinh tương khắc, có nghĩa là việc chọn màu cũng nên chọn theo quy luật tương sinh tương khắc với chủ nhân. Chọn màu tương sinh với mệnh sẽ khiến chủ sở hữu cảm thấy tự tin, may mắn, thoải mái. Bản thân màu tương sinh cũng khiến chúng ta cảm thấy phù hợp hơn.
Mua chiếc xe có màu tương sinh với mạng người chủ thì chiếc xe đó thường đem lại lợi lộc, khi lái xe sẽ thoải mái trong lòng, ít khi bị hư hỏng bất ngờ và nếu rủi ro có bị tai nạn thì thường bị nhẹ hơn màu tương khắc.
Người mệnh Mộc nên chọn xe màu xanh hoặc màu đen: Màu xanh được xem là màu bản mệnh của mệnh Mộc, và trên thực tế, cũng có khá nhiều người thuộc mệnh Mộc yêu thích màu sắc này. Như vậy, một chiếc xe có màu vàng rực rỡ hoặc màu trắng tinh khiết sẽ khiến vận thế của gia chủ thêm tươi mới, bản thân chiếc xe cũng ít hỏng hóc, sự cố hơn. Nhưng nếu cảm thấy một chiếc xe màu xanh không thực sự phù hơp với tính cách, người mệnh Mộc có thể mua xe màu đen hoặc xanh đen – tượng trưng cho hành Thủy – vì Thủy sinh Mộc.
Người mệnh Mộc cần tránh xe màu trắng, bạc và vàng ánh kim: Màu tương khắc của mệnh Mộc là màu trắng, bạc và vàng ánh kim, vì những màu này tương ứng với hành Kim, mà Kim thì khắc Mộc. Bên cạnh đó, người mua cũng cần thận trọng khi mua bán và sử dụng các vật dụng, sản phẩm có màu tương khắc với mệnh trên xe để có thể an tâm khi sử dụng xe.
+ Mệnh Thuỷ nên mua xe màu gì?
Bảng màu cũng có sự chuyển động tương ứng như ngũ hành, và bảng màu cũng rất phù hợp với quy luật của tự nhiên. Theo đó, Mộc ứng với màu xanh lá cây; Hỏa ứng với màu đỏ, hồng, da cam; Thổ ứng với màu nâu, vàng đậm; Kim ứng với màu vàng sáng, bạc, trắng; Thủy ứng với màu xanh nước biển, đen, tím. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc, có nghĩa là việc chọn màu cũng nên chọn theo quy luật tương sinh tương khắc với chủ nhân. Chọn màu tương sinh với mệnh sẽ khiến chủ sở hữu cảm thấy tự tin, may mắn, thoải mái. Bản thân màu tương sinh cũng khiến chúng ta cảm thấy phù hợp hơn. Mua chiếc xe có màu tương sinh với mạng người chủ thì chiếc xe đó thường đem lại lợi lộc, khi lái xe sẽ thoải mái trong lòng, ít khi bị hư hỏng bất ngờ và nếu rủi ro có bị tai nạn thì thường bị nhẹ hơn màu tương khắc.
Mệnh Thủy gồm các tuổi: Bính Tý 1936 & Đinh Sửu 1937, Giáp Thân 1944 & Ất Dậu 1945, Nhâm Thìn 1952 & Quý Tỵ 1953, Bính Ngọ 1966 & Đinh Mùi 1967, Giáp Dần 1974 & Ất Mão 1975, Nhâm Tuất 1982 & Quý Hợi 1983
Các màu xe hợp với người mệnh Thuỷ:
Mua chiếc xe có màu cùng hành với người chủ cũng tốt, nó ít khi gây phiền phức nhưng cũng không được lợi bằng màu sinh nhập (cùng hành là cùng màu theo ngũ hành). Mua xe có màu tương khắc với mạng người chủ, thường làm cho sức khỏe người chủ trở nên suy yếu, trong lòng bực bội khi ngồi vào tay lái, bị buộc phải lái đi làm những việc mà trong lòng không muốn.
Xe bị trục trặc thường xuyên, hao tốn tiền bạc để sửa chữa, bị cọ quẹt hay bị phá phách một cách vô cớ, khi xảy ra tai nạn thì bị thương tật và chiếc xe bị hư hại nặng nề có khi phải vứt bỏ. Tuy nhiên, người mua cũng nên quan tâm, nhưng không nên lạm dụng, những màu mà mệnh khắc hay không hạp, hay còn gọi là khắc xuất. Những màu ấy tuy không ảnh hưởng đến gia chủ nhưng sẽ khiến chiếc xe của không ổn định, hay hỏng hóc khó sửa chữa và khó giữ chiếc xe lâu dài.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI CÔNG TY LUẬT DRAGON Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long |
Tư vấn và cung cấp dịch vụ |
Mức xử phạt các lỗi Cấp lại giấy phép lái xe Cấp lại biển số xe Trách nhiệm khi gây tai nạn Sang tên đổi chủ phương tiện Khiếu nại - Khiếu kiện CSGT Tư vấn bảo hiểm xe Tư vấn pháp lý chủ tàu thuyền vi phạm Cấp phù hiệu xe |
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội |
Tổng đài: 1900 599 979 Hotline: 098.301.9109 Email: dragonlawfirm@gmail.com |
Hệ thống Website: www.vanphongluatsu.com.vn |