Gây TNGT, bỏ mặc nạn nhân tới chết bị xử phạt thế nào?

881

Vào lúc 21h16’ ngày 28/08/2020, tài xế Đàm Quang Trường (SN1991, trú Khối Tân Liên, phường Hòa Hiếu, TX. Thái Hòa, Nghệ An) điều khiển ô tô bán tải BKS 37A-089.24 đi từ Quỳ Hợp về TX. Thái Hòa theo QL48. Khi xe đi trên Cầu Hiếu, Trường đã cho xe vượt sai quy định, đâm vào xe đạp điện do cháu T. điều khiển, chở theo cháu Ngô Trí H. (SN 2008) đi theo chiều ngược lại. Vụ tai nạn làm cháu T. tử vong, cháu H. bị thương nhẹ.

Sau khi Báo Giao thông đăng tải bài viết “Vượt ẩu trên cầu gây tai nạn, bỏ mặc nạn nhân tới chết vẫn hưởng án treo!” – nhiều độc giả đã gửi phản hồi tới báo bày tỏ sự bức xúc trước kết quả xét xử tòa sơ thẩm và mong muốn Báo Giao thông sẽ theo tới cùng của sự việc. Có nhiều độc giả khẳng định cách xử như tòa sơ thẩm là có vấn đề, thậm chí sai khung.

Ngày 18/3, trao đổi với PV Báo Giao thông về vụ án, Luật sư Lê Tuấn Anh, Trưởng Văn phòng Luật sư Lê Anh – Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An, tỏ ra rất bức xúc. Luật sư Tuấn Anh còn sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi miễn phí cho gia đình anh Bùi Xuân Bình (bố cháu T. SN 2008, đã tử vong trong vụ TNGT ngày 28/8/2020) khi tòa tỉnh tiến hành xét xử phúc thẩm.

Cháu bé bị bỏ mặc nằm dưới đường trong vũng nước mưa, sau được người dân đưa đi cấp cứu nhưng đã quá muộn.

Về vụ án, luật sư Lê Tuấn Anh cho biết: Qua đọc nội dung bản án số 02/2021/HSST của Tòa án nhân dân TX. Thái Hòa, có thể thấy rõ nguyên nhân vụ tai nạn là do lỗi của người lái xe (bị cáo Đàm Quang Trường, SN 1991, trú Khối Tân Liên, phường Hòa Hiếu, TX. Thái Hòa).

Lỗi được cơ quan cảnh sát điều tra Công an TX. Thái Hòa kết luận là do Trường điều khiển xe ô tô BKS 37A-089.24 khi tham gia giao thông không chú ý quan sát, vượt xe không đúng quy định (vượt xe trên cầu) dẫn đến tai nạn, vi phạm Khoản 5, Điều 14, Luật Giao thông đường bộ.

Sau khi xảy ra tai nạn, Trường không để xe ô tô giữ nguyên hiện trường mà đã lùi xe lại và đỗ vào khu vực khách sạn “Riverside” (với lý do là để tránh ùn tắc giao thông). Sau đó, bỏ đi khỏi hiện trường vụ án, không thực hiện việc cứu giúp người bị nạn, không đưa nạn nhân đi cấp cứu… mà đi bộ về nhà cậu là Hồ Thanh Hùng để ngủ qua đêm.

Đến 08h55’ sáng hôm sau mới đến cơ quan CSĐT Công an thị xã Thái Hòa đầu thú. Bên cạnh vấn đề đạo đức, pháp luật hiện hành cũng có những quy định về việc cứu giúp người bị TNGT. Song song với những quy định này là những chế tài cụ thể cho từng hành vi vi phạm tương ứng. Cụ thể:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bao gồm:

1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

– Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

– Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

-Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền”.

“Trong vụ án này chúng ta thấy: Bị cáo Trường là người trực tiếp gây ra vụ tai nạn giao thông nhưng đã không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật, cụ thể: Không giữ nguyên hiện trường (Trường lùi xe lại và đỗ vào khu vực khách sạn “Riverside”); Không cấp cứu người bị nạn, không ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, cho dù thời điểm đó không hề có bất kỳ đe dọa nào đến tính mạng của Trường (Trưởng bỏ về nhà cậu và ngủ qua đêm tại đây). Việc Viện kiểm sát nhân dân thị xã Thái Hòa nhận định: bị cáo Trường không bỏ trốn sau khi gây tai nạn là không đúng với sự thật khách quan, không có căn cứ cơ sở để nhận định như vậy”, Luật sư Lê Tuấn Anh khẳng định.

Luật sư Tuấn Anh cho biết thêm: “Từ những tình tiết, tình huống khách quan của vụ án và từ những phân tích trên thì rõ ràng bị cáo Trường đã có hành vi “Bỏ trốn sau khi gây tai nạn”. Nên việc VKS nhân dân thị xã Thái Hòa truy tố Trường theo khoản 1, Điều 260 -BLHS là chưa đúng người, đúng tội, chưa đúng pháp luật.
Giả sử lúc đó bị cáo Trường ở lại hiện trường, thực hiện các biện pháp cấp cứu người bị hại thì sự việc có lẽ đã đi theo chiều hướng tích cực hơn. Bởi vì thời gian xảy ra tai nạn là lúc 21h17’, bị cáo Trường lùi xe quay đầu bỏ đi lúc 21h17’50” bỏ mặc nạn nhân nằm lại giữa cầu, trên nền đường vũng nước mưa, trời mưa rét của mùa đông, đến gần 1h đồng hồ sau thì nạn nhân mới được người dân đưa đi cấp cứu.

Với những tình tiết trên các cơ quan tiến hành tố tụng nên xem xét, cân nhắc truy tố Đàm Quang Trường phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo điểm c (Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn), khoản 2, Điều 260 – BLHS mới đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”.

Còn Luật sư Phan Văn Chiều, Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Châu (có trụ sở tại TP Hà Tĩnh) khẳng định: 2 tình tiết trong vụ án, gồm: không cứu giúp người bị tai nạn và lùi xe bỏ trốn khỏi hiện trường là dấu hiệu định khung của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 260 của BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Do đó không được xem là tình tiết tăng nặng; quy định tại khoản 2, điều 52 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 “Các tình tiết đã được bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng”.

Văn Thanh (baogiaothong)

Hành vi bỏ trốn sau khi gây ra tai nạn giao thông

Có một vấn nạn vô cùng nhức nhối đối với bất cứ nước nào, bất cứ ở đâu trên thế giới này đó chính là việc có những người sau khi gây ra tai nạn cho người khác trên đường tham gia giao thông, thế nhưng người đó lại không ở lại để hỗ trợ khắc phục hậu quả, cứu giúp người bị nạn. Thay vào đó người đó lại có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông để trốn tránh trách nhiệm với người bị nạn. Có thể nói rằng đó là hành vi vô cùng đáng bị lên án; và ở tại Việt Nam nhà nước cũng đã có những điều luật nhằm chế tài và ngăn chặn hành vi trên được quy định vô cùng cụ thể. Ban tư vấn luật giao thông Công ty luật Dragon xin chia sẻ thông tin ngay sau đây.

Mức phạt hành chính cho từng đối tượng cụ thể

Cụ thể trong Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định các mức xử phạt cho từng đối tượng như sau:

  1. Đối với người điều khiển phương tiện, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự:
  • Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện có hành vi gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại, không đến trình báo với cơ quan CA có thẩm quyền gần nhất, không tham gia cấp cứu hỗ trợ người bị nạn.
  1. Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô và những loại xe tương tự:
  • Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện có hành vi gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại, không đến trình báo với cơ quan CA có thẩm quyền gần nhất, không tham gia cấp cứu hỗ trợ người bị nạn.
  1. Đối với người điều khiển phương tiện máy kéo, xe máy chuyên dùng:
  • Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện có hành vi gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại, không đến trình báo với cơ quan CA có thẩm quyền gần nhất, không tham gia cấp cứu hỗ trợ người bị nạn.
  1. Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp điện, xe thô sơ khác:
  • Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện có hành vi gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại, không đến trình báo với cơ quan CA có thẫm quyền gần nhất, không tham gia cấp cứu hỗ trợ người bị nạn.

Mức phạt hình sự bổ xung

Ngoài các mức phạt hành chính được quy định cụ thể trên, người gây ra tai nạn nhưng bỏ trốn còn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những quy định tại điều 202 Bộ luật Hình sự 1999.

  1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có những vi phạm về an toàn giao thông dẫn đến những thiệt hại về tính mạng hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trong về sức khỏe, tài sản cho người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 – 50.000.000 đồng; đồng thời chịu án cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc án tù từ 6 tháng đến 5 năm.
  2. Người phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau thì sẽ bị xử phạt tù từ 3 – 10 năm:
  • Phạm tội trong khi không có giấy phép lái xe hoặc bằng lái theo quy định.
  • Phạm tội trong khi say rượu hoặc dùng các chất kích thích mạnh khác.
  • Phạm tội gây tai nạn rồi bỏ trốn để trốn tránh trách nhiểm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
  • Phạm tội nhưng không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ.
  • Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng.