Hành vi đánh võng, lạng lách và điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp

532

Đối với hành vi điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường trên đường cao tốc

Đối với hành vi điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường trên đường cao tốc, chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc, và không thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền 3.000.000-5.000.000 đồng, cùng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Đối với hành vi không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền sau khi gây tai nạn, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô gây tai nạn (Khoản 8). Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng (Khoản 11).

Đi xe lạng lách đánh võng biểu hiện như thế nào?

Lạng lách đánh võng là một hành vi đi xe nguy hiểm; đe dọa đến tính mạng của chính người điều khiển và cả những người tham gia giao thông khác; trên đường bộ. Hành vi này được biểu hiện như: đánh tay lái sang hai bên; làm cho xe chao nghiêng, đảo qua đảo lại như đưa võng trên đường; (đi xe) luồn lách, lạng bên nọ bên kia với tốc độ cao để vượt lên.

Bởi tính chất của hành vi này; pháp luật đã dành ra những quy định riêng về chế tài. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ được lạng lách đánh võng phạt bao nhiêu tiền; cho nên vẫn còn thờ ơ, vi phạm vào các quy định của pháp luật.

Đi xe máy lạng lách đánh võng bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Căn cứ Điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

Ngoài ra, điểm c Khoản 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; còn quy định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

Như vậy, nếu người điều khiển xe máy trên đường mà lạng lách; đánh võng thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng mà mà “gây tai nạn giao thông” hoặc “không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ”: Khoản 9 và điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Như vậy, đối với hành vi này thì người điều khiển phương tiện xe máy sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Đi xe ô tô lạng lách đánh võng bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng: điểm b Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

” 7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;”

Ngoài ra, liên quan về vấn đề này, điểm c và điểm d Khoản 11 Điều 5 Nghị định quy định; người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Như vậy, nếu người điều khiển phương tiện ô tô mà lạng lách, đánh võng thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng trong trường hợp vi phạm lần đầu; nếu tái phạm thì thời gian tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là từ 03 tháng đến 05 tháng.

Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng mà “không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ” hoặc “gây tai nạn giao thông”: Khoản 9 và điểm d Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp này người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.