Mức xử phạt hành chính với các vi phạm về quản lý tàu cá;

10563

Tiếp theo kì trước, trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu điều 13 về mức xử phạt hành chính đối với các vi phạm qui định về quản lý tàu cá.

Điều 13. Vi phạm quy định về quản lý tàu cá

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Thuyền viên và người làm việc trên tàu cá không mang theo người sổ thuyền viên hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định của pháp luật;

b) Không viết số đăng ký tàu cá đã được cấp hoặc viết số đăng ký trên tàu cá không đúng quy định hoặc để số đăng ký mờ;

c) Không có sổ danh bạ thuyền viên đối với loại tàu quy định phải có sổ danh bạ thuyền viên;

đ) Không mang theo bản chính hoặc bản sao có công chứng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (hoặc giấy xác nhận đăng ký tàu cá) khi tàu cá đang hoạt động.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh chưa được cơ quan có thẩm quyền đăng kiểm;

b) Tàu cá bốc dỡ thủy sản không đúng bến cá, cảng cá theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đánh dấu nhận biết tàu cá phù hợp tuyến biển được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá không có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, văn bằng hoặc chứng chỉ máy trưởng tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các trang thiết bị về bảo đảm an toàn cho người và phương tiện theo quy định của pháp luật.

4. Mức phạt đối với hành vi sử dụng tàu cá mà giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá đã quá hạn sử dụng như sau:

a) Phạt tiền 500.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 90 sức ngựa;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 đến dưới 250 sức ngựa;

d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa trở lên.

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đăng ký, đăng kiểm lại đối với tàu cá thuộc diện phải đăng kiểm sau khi đã cải hoán, thay máy chính;

b) Chủ tàu cá khai thác thủy sản xa bờ không mua bảo hiểm cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu cá;

c) Không đăng ký, đăng kiểm bè cá hoặc bè nuôi trồng thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng tàu cá chưa đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật để hoạt động thủy sản;

b) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng; văn bằng, chứng chỉ máy trưởng tàu cá được làm giả để lái tàu, vận hành máy tàu cá;

c) Sử dụng giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm tàu cá được làm giả hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa.

7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ tàu cá khi đóng mới hoặc cải hoán tàu cá đối với loại tàu cá thuộc diện đăng kiểm có một trong các hành vi sau đây:

a) Không được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận đóng mới hoặc cải hoán tàu cá;

b) Không có hồ sơ thiết kế phù hợp với quy định được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc đóng tàu cá khác với văn bản chấp thuận đóng mới tàu cá;

c) Không neo đậu tàu cá đúng địa điểm quy định hoặc không chấp hành hướng dẫn neo đậu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp tránh trú bão.

8. Phạt tiền 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu cá khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị xóa, sửa chữa đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 6 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị xóa, sửa chữa đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 6 Điều này;

b) Buộc tái xuất tàu cá trong trường hợp tàu cá đã nhập khẩu vào Việt Nam không đáp ứng các quy định về an toàn kỹ thuật hàng hải theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này.

=======================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI


CÔNG TY LUẬT DRAGON


Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long


Tư vấn và cung cấp dịch vụ
Mức xử phạt các lỗi
Cấp lại giấy phép lái xe
Cấp lại biển số xe
Trách nhiệm khi gây tai nạn
Sang tên đổi chủ phương tiện
Khiếu nại - Khiếu kiện CSGT
Tư vấn bảo hiểm xe
Tư vấn pháp lý chủ tàu thuyền vi phạm
Cấp phù hiệu xe

Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.


Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội


Tổng đài: 1900 599 979 


Hotline: 098.301.9109


Email: dragonlawfirm@gmail.com

Hệ thống Website:


www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.giaothongvietnam.vn