Vi Phạm Giao Thông Gây Chết Người Luật Sư Bào Chữa Như Thế Nào

742

Vi phạm giao thông gây chết người sẽ bị xử lý theo quy định của luật hình sự. Song song với việc bắt giữ người phạm tội thì luật sư sẽ tham gia trong vụ án hình sự với tư cách là người bào chữa. Để biết được luật sư bào chữa cho người gây ra tai nạn giao thông chết người như thế nào, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi vi phạm giao thông gây chết người

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người khi vi phạm quy định giao thông gây chết người chỉ khi có đủ dấu hiệu cấu thành nên tội.

Cấu thành tội vi phạm giao thông gây chết người:

  • Chủ thể: người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự
  • Khách thể: tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác
  • Khách quan: hành vi vi phạm các quy định giao thông đường bộ như: vi phạm tốc độ, không tuân thủ tín hiệu giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu,… gây thiệt hại cho tính mạng của người khác.
  • Chủ quan: do lỗi vô ý (vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả)

Khung hình phạt gây tai nạn giao thông chết người

Theo quy định tại (Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) thì tội vi phạm quy định về tham gia thông đường bộ nhưng dẫn đến hậu quả làm chết người thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Không có giấy phép lái xe theo quy định
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  • Bỏ trốn chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu người bị nạn;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

Khung hình phạt từ 07 đến 15 năm tù thuộc một trong các trường hợp quy định tại (khoản 3 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Tùy từng trường hợp và cần xem xét mức độ phạm tội cũng như cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để xác định khung hình phạt tương xứng.

Ngoài ra, người gây tai nạn chết người phải bồi thường thiệt hại(trách nhiệm dân sự) đối với người bị hại theo quy định của pháp luật dân sự. Chi phí đền bù được quy định tại Bộ luật dân sự và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP.

Thủ tục đăng ký bào chữa

Thủ tục đăng ký bào chữa được quy định tại (Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015) như sau:

  • Khi đăng ký bào chữa, luật sư phải xuất trình các giấy tờ: thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội.
  • Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ của luật sư, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra giấy tờ, nếu không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa thì vào sổ đăng ký bào chữa.
  • Gửi văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án.

Luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn nào?

Trong một vụ án hình sự, luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố quy định tại (điểm a khoản 2 Điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

Luật sư tham gia bào chữa cho người phạm tội vi phạm giao thông gây chết người từ khi khởi tố bị can được quy định tại (Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì luật sư tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xét xử hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trách nhiệm của luật sư trong vụ án giao thông gây chết người là giải thích cho bị can về những quyền được pháp luật bảo đảm, giúp bị can có tâm lý sáng suốt trong quá trình khai báo, trung thực, khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật.