Hạ tầng giao thông thủy và bến cảng tại Hà Nội

27489

Luồng vận tải thủy: Quy hoạch các luồng vận tải thủy đáp ứng các yêu cầu về giao thông thủy nội địa, phòng chng lũcải tạo chỉnh trị sông, n định đường bờ sông và bãi sông để khai thác quỹ đt vào các Mục tiêu quy hoạch của Thành phố. Quy hoạch phân cấp kỹ thuật các sông, kênh trên địa bàn Thủ đô Hà Nội như sau:

TT

Tên sông

Tổng chiều dài trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (km)

Chiều dài quy hoch (km)

Cấp sông quy hoạch

1

Sông Hồng

163

163

 

 

Ngã ba Việt Trì – Cảng Hà Nội

75

75

II

 

Cảng Hà Nội – Quang Lãng (giáp Hà Nam)

88

88

I

2

Sông Đuống

37

37

II

3

Sông Thao

14

14

III

4

Sông Đà

32

32

III

5

Sông Đáy

120

120

 

 

Cẩm Đình – Ba Thá

 

76

V

 

Ba Thá – Tân Sơn (Hà Nam)

 

44

IV

6

Sông Cầu

15

15

III

7

Sông Công

12

12

III

8

Sông Nhuệ, sông Tích, sông Cà Lồ, sông Tô Lịch, sông Thiếp (Ngũ Huyện Khê) Sông cấp V, phục vụ du lịch, thoát nước, thủy lợi và cảnh quan môi trường đô thị

b) Hệ thống cảng

– Cảng chính:

+ Quy hoạch 04 cảng hàng hóa chính gồm: Cảng Hà Nội cho tầu trọng tải 1.000 tấn, công suất 500.000 tấn/năm; cảng Khuyến Lương (sông Hồng) cho tầu trọng tải 1.000 tấn, công suất 2.500.000 tấn/năm; cảng Phù Đổng (sông Đuống) cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 3.000.000 tấn/năm; cụm cảng Đa Phúc (sông Công) cho tầu trọng tải 600 tấn, công suất 1.500.000 tấn/năm. Cảng Hà Nội được đầu tư theo hướng chuyển đổi công năng chủ yếu phục vụ du lịch, kết hp bốc dỡ hàng hóa sạch.

+ Quy hoạch các cảng container kết hp với cảng tổng hợp gồm: Cảng Khuyên Lương, cảng Hng Vân và cảng Phù Đng.

– Cảng chuyên dụng: Các cảng chuyên dụng sẽ được xây dựng theo quy hoạch riêng của các ngành, các nhà máy tuân thủ theo các định hướng sau:

+ Cảng chuyên dụng xăng dầu Đức Giang: Di chuyển ra khu vực cảng Giang Biên khi Điều kiện cho phép.

+ Các cảng chuyên dụng phục vụ các nhà máy, công nghiệp tầu thủy… không kết hợp làm cảng tổng hp cho vùng.

– Cảng khu vực và sắp xếp lại bến thủy nội địa:

+ Nâng cấp và xây dựng mới các cảng khu vực (cảng địa phương) gồm: Cụm cảng Sơn Tây cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 2.500.000 tấn/năm; cảng Hồng Hà cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 2.000.000 tấn/năm; cụm cảng Chèm – Thượng Cát cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 4.500.000 tấn/năm; cảng Bắc Hà Nội (cảng Tầm Xá) cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 1.200.000 tấn/năm; cảng Thanh Trì cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 1.500.000 tấn/năm; cảng Bát Tràng cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 300.000 tấn/năm; cảng Vạn Điểm – Phú Xuyên (sông Hồng) cho tầu trọng tải 800 tấn, công suất 2.500.000 tấn/năm; cảng Mai Lâm (sông Đuống) cho tầu trọng tải 600 tấn, công suất 500.000 tn/năm; cảng Chẹ (sông Đà) cho tầu trọng tải 300 tn, công sut 1.500.000 tn/năm; cảng Ba Thá cho tu trọng tải 300 tn, công sut 200.000 tn/năm; cảng Tế Tiêu (sông Đáy) cho tu trọng tải 300 tn, công suất 300.000 tấn/năm.

+ Không bố trí các bến thủy nội địa trong phạm vi đường Vành đai 2.

– Cảng hành khách:

+ Cụm cảng hành khách trung tâm Hà Nộtại khu vực bến tầu khách Chương Dương hiện có và khu quy hoạch bến tầu khách tại cảng Hà Nội.

+ Các cảng hành khách khác bố trí dọc các tuyến vận tải hành khách: Tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch sông Hồng, sông Đuống; tuyến du lịch sinh thái trên các sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích, sông Cà L, sông Tô Lịch, sông Thiếp (Ngũ Huyện Khê).

– Hệ thống đường ngoài cảng:

+ Đường ngoài cảng có quy mô tối thiểu 2 làn xe, tải trọng phù hợp với các trục đường theo quy hoạch và được kết nối với các đường vành đai, đường dọc bờ sông.

+ Tổ chức giao thông trong và ngoài cảng được thực hiện đồng bộ với giao thông đô thị, giao thông quốc gia.