Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô

446

CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Mức độ Đường bộ – Sở Giao thông Vận tải
Lĩnh vực Đường bộ – Sở Giao thông Vận tải
Tên thủ tục Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Cơ quan có thẩm quyền quyết định Sở Giao thông Vận tải
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC Sở Giao thông Vận tải
Đối tượng thực hiện TTHC Tổ chức
Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp tại sở giao thông vận tải hoặc qua hệ thống bưu chính
Thời hạn giải quyết

​05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

Kết quả thực hiện TTHC

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô

 

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – mau 1.doc
Nội dung

a. Trình tự thực hiện :

  Bước 1 : Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Giao thông Vận tải – Số 380 Đường Nguyễn Trãi – TP Hà Giang – Tỉnh Hà Giang;

Bước 2 : Sở Giao thông Vận tải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các loại giấy tờ trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ;
Bước 3 : Sở Giao thông Vận tải   thẩm định hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì tiến hành đi kiểm tra thực tế;
– T rường hợp xét thấy hồ sơ không đạt yêu cầu thì lập phiếu hướng dẫn yêu cầu bổ sung;
Bước 4: Trả kết quả.

– Thời gian tiếp nhận và trả kết quả : Tất cả các ngày trong tuần   (trừ ngày nghỉ, lễ, tết theo quy định)

– Sáng bắt đầu từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 00 phút;

– Chiều bắt đầu từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

b. Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp tại sở giao thông vận tải hoặc qua hệ thống bưu chính.

c. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ :

* Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại (phụ lục số 01 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT);

+ Bản sao có chứng thực (hoặc bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bản sao có chứng thực (hoặc bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

+   Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu tại (phụ lục số 03 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT);

+ Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi). (1)

+ Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải theo mẫu tại (phụ lục số 06 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT);

+ Kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông theo mẫu tại (phụ lục số 8a của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT);

+ Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe; (kèm theo bản sao chứng thực Hợp đồng cho thuê tài chính; Hợp đồng thuê tài sản; Cam kết kinh tế giữa xã viên và Hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên Hợp tác xã), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Danh sách xe phải đảm bảo số lượng tối thiểu theo quy định tại các Điều 15;16;17;18 và Điều 19 Nghị Định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ.

+ Hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chứng thực Giấy chứng nhận); Hợp đồng và Bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe .

+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có thêm Hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền; phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe, lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả lại cho hành khách. ( quy định tại các Điều 6 Nghị Định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ.

b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d. Thời hạn giải quyết 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Tổ chức

f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính :

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Giang.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Giang.

+ Cơ quan phối hợp: Không có.

. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô.

  h. Phí, lệ phí (nếu có) :

– 200.000 đ/ Giấy phép đối với trường hợp cấp mới;

– 50.000 đ/ Giấy phép đối với trưởng hợp cấp đổi, cấp lại (do mất, hỏng hoặc có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép).

( Nghị quyết số: 183/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang. Quy định về lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Hà Giang );

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính :

– Giấy nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại (phụ lục số 01 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT).

– Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu tại (phụ lục số 03 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT);

– Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải theo mẫu tại (phụ lục số 06 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT);

– Kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông theo mẫu tại (phụ lục số 8a của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT);

k. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :

. Đơn vị kinh doanh: doanh nghiệp, hợp tác xã      

– Có đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ôtô theo quy định của pháp luật.

– Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thời gian thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe ; Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh. Phải bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định.

– Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức doanh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

+ Có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên;(2)

+ Bảo đảm và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

– Có nơi đỗ xe: Phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh và đảm bảo các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

– Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;

– Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan quản lý tuyến gồm: chất lượng phương tiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ; phương án tổ chức vận tải; các quyền lợi của hành khách; các dịch vụ cho hành khách trên hành trình; cam kết thực hiện chất lượng dịch vụ.

2. Về phương tiện

– Xe ô tô có trọng tải được phép chở từ 10 hành khách trở lên.

– Niên hạn sử dụng:

+ Cự ly trên 300 km : Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người; từ ngày 01/01/2016 không được sử dụng xe ô tô chuyển đối công năng;

+ Cự ly từ 300 km trở xuống:   Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01/01/2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.

+ Có số lượng phương tiện tối thiểu theo quy định tại các Điều   15;16;17;18 và Điều 19 Nghị Định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ

– Ghi tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã ở mặt ngoài hai bên thân hoặc hai bên cánh cửa xe.

– Có niêm yết giá cước ở mặt ngoài thành xe phía bên trái gần cánh cửa trước và bên trong xe nơi hành khách dễ quan sát khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại (phụ lục số 10 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT).

– Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp .

+ Xe ôtô thuộc quyền sở hữu của đơn vị .

+ Xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.

– Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Đảm bảo an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường.

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai theo lộ trình quy đinh của Bộ Giao thông vận tải.

3. Về lái xe và nhân viên phục vụ trên xe

– Lái xe: có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu quy định của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển; không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.

– Nhân viên phục vụ trên xe: có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh, được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

– Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe.

Quy định tại Điều 13; của Nghị Định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

– Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

– Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

– Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

– Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT- BVHTTDL-BGTVT ngày 26/01/2011 của Bộ trưởng Văn hóa – Thể thao & Du lịch và Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về vận chuyển khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách du lịch .

–   Nghị quyết số: 183/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang. Quy định về lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Hà Giang;