Vì sao không nên chạy xe ô tô tới cạn xăng mới đổ?

1248

Chạy xe khi xăng sắp cạn bình không chỉ khiến bạn có nguy cơ đẩy xe ngoài đường mà còn làm hư hỏng bộ phận bơm xăng, thậm chí hại động cơ.
Rất nhiều người có thói quen lái xe đến khi xăng/dầu trong thùng nhiên liệu sắp cạn mới tìm đến các trạm xăng để nạp thêm nhiên liệu vào cho xe.

Điều này không chỉ khiến bạn có nguy cơ phải đẩy bộ xe trên đường mà còn có thể khiến xe bị hư hỏng, không đề nổ được máy dù đươc tiếp nhiên liệu vào, phải gọi xe cứu hộ trợ giúp, tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc vì sự bất cẩn và thói quen lái xe cần bỏ này.


Việc chạy xe tới cạn xăng còn gây hại đến động cơ và bộ phận cơ khí của xe, đặc biệt là xe dùng động cơ diesel.

Nguyên nhân dẫn đến hư hỏng này là vì khi lượng nhiên liệu trong bình bị cạn sẽ khiến không khí lọt vào và hút bơm nhiên liệu, các chi tiết kim phun nhiên liệu khiến hệ thống này khó hoạt động lại dù đã được nạp nhiên liệu. Bên cạnh đó, các chi tiết bơm, lọc xăng được thiết kế ngập trong nhiên liệu nên khi xảy ra tình trạng cạn xăng thì dễ bị không khí làm ảnh hưởng. Những hư hỏng này với động cơ Diesel thường nặng hơn so với động cơ xăng.

Chạy xe tới cạn xăng còn gây hại đến động cơ và bộ phận cơ khí của xe, đặc biệt là xe dùng động cơ diesel. Nguyên nhân là do các bộ phận cơ khí của ô tô được thiết kế để hoạt động hiệu quả và bền bỉ trong trường hợp chứa đầy nhiên liệu, chứ không chịu được sự bào mòn từ những yếu tố bên ngoài.

Việc sử dụng xe đến khi hết xăng, chạy xe khi xăng sắp cạn bình mới đổ không chỉ khiến bạn có nguy cơ đẩy xe ngoài đường mà còn làm hư hỏng bộ phận bơm xăng, thậm chí hại động cơ.

Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng thì trong bình xăng sẽ có một lượng cặn, tạp chất nhất định, khi nhiên liệu trong bình cạn thì những tạp chất này sẽ được khuấy lên, hút vào lọc xăng, bơm xăng hay kim phun làm nghẽn và hư hỏng các hệ thống. Điều này sẽ khiến bạn phải bỏ ra một chi phí khá lớn để khắc phục sự bất cẩn trong quá trình sử dụng xe của mình.

Không những thế, thói quen này còn khiến bạn không thể chắc chắn được lượng xăng còn tồn lại trong xe có thể giúp bạn đi tới được trạm xăng tiếp theo trên đường. Và chắc chắn rằng việc để xe hết xăng khi bạn đang đi đường cũng sẽ tạo ra thiệt hại rất lớn tới công việc, hoạt động của bạn, tiêu tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, việc chết máy giữa đường, đặc biệt là lúc xe đang chạy với tốc độ cao và gây ra ảnh hưởng xấu, hư hại cho hệ thống trợ lực, phanh… lâu dần còn gây ra những hư hỏng khác bạn không thể kiểm soát hết được.

Vì thế, phải luôn đảm bảo được lượng nhiên liệu ở mức cao trong bình, đặc biệt là trong những chuyến hành trình xa hay đi đường đèo dốc liên tục để tránh tình trạng xe phải dừng lại giữa đường chờ tiếp viện nhiên liệu và đảm bảo ”an toàn” cho hệ thống bơm nhiên liệu của xe.

Làm gì khi xe sắp hết xăng mà còn xa mới tới trạm xăng?

Khi kim xăng về vạch số 0, thường trong bình xăng vẫn còn khoảng hơn 3 lít. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước tính và không được dùng để đo khoảng còn lại có thể di chuyển.

Thông thường, nhà sản xuất vẫn có phương án dự phòng trong trường hợp xe báo hết sạch xăng. Thực tế, trong bình vẫn còn một lượng xăng nhất định, tuy không nhiều nhưng vẫn có thể chạy thêm khoảng 30 km.

Trong trường hợp không nắm rõ lượng xăng còn lại trong bình (dựa trên kinh nghiệm), bạn cần thực hiện một số thao tác giảm thiểu tối đa mức tiêu hao nhiêu liệu của xe.

Cụ thể, bạn nên di chuyển ở tốc độ 65-80 km/h, không nhanh hơn. Tăng tốc và giảm tốc đột ngột sẽ khiến xăng nhanh hao hơn. Hãy tắt điều hòa nhiệt độ, để cửa sổ ở mức gần như đóng kín để giảm lực cản không khí.

Nếu mở cửa sổ, lực cản không khí tác động lên xe sẽ khiến xe chạy chậm, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

Thực tế, đồng hồ đo nhiên liệu chỉ là ước tính. Dựa trên thông tin từ đồng hồ đo nhiên liệu, máy tính của xe sẽ tính ra số km còn lại. Cụ thể, căn cứ trên lượng nhiên liệu bơm vào (rất chính xác) và tốc độ/khoảng cách di chuyển gần nhất (khá chính xác), máy tính sẽ thông báo xe còn chạy được bao xa.

Tất nhiên con số này chỉ là tương đối. Máy tính không thể đọc trước tình huống sắp diễn ra. Chẳng hạn, trước đó bạn chạy đường cao tốc với mức tiêu hao nhiên liệu thấp, trong khi những km còn lại đường xấu, nhiều ổ gà, và tất nhiên mức tiêu hao nhiên liệu cũng cao hơn.

Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên chạy ở tốc độ 65 km, không nhanh hơn nếu xe đang trong tình trạng gần hết xăng khi khoảng cách tới trạm xăng gần nhất còn quá xa.

Nói chung, bạn không nên để xăng cạn kiệt. Bơm nhiên liệu đặt trong bình xăng của xe hiện đại được thiết kế làm mát bằng chính dòng chảy nhiên liệu bao quanh chúng. Khi xe cạn xăng, đương nhiên bơm không được làm mát, và tuổi thọ sẽ giảm đáng kể.

Lời khuyên cho bạn là hãy đổ đầy nhiên liệu trước chuyến đi xa, hoặc tới những vùng có cơ sở hạ tầng thiếu thốn, vùng sâu vùng xa.

Ô tô hết xăng giữa đường, làm thế nào?

Việc xe ô tô hết xăng giữa đường là cơn ác mộng với mọi tài xế; bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các bạn những cách xử lý trong trường hợp đối mặt với tình huống “trớ trêu” này.

1. Xác định cây xăng gần nhất

Với những trường hợp không may mắn như vậy, bạn cần ngay lập tức xác định một cây xăng gần nhất quanh khu vực này bằng hệ thống định vị trên ô tô, hoặc điện thoại thông minh để có thể bổ sung nhiên liệu kịp thời.

2. Di chuyển ở tốc độ ổn định

Khi bạn phát hiện xe sắp cạn hết xăng, lúc này đừng cố gắng bứt tốc và phóng nhanh như bay để kịp đến trạm xăng. Cách tốt nhất là nên di chuyển ở một tốc độ ổn định nhất.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia ô tô, xe tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả nhất khi chạy ở tốc độ khoảng 56 -72 km/h.

3. Đóng cửa sổ

Bạn có biết rằng khi cửa mở ra sẽ dẫn tới một lượng gió vào cabin, vô tình cảm gió hơn khiến xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn. Vậy nên khi đóng cửa sổ lại sẽ giúp ô tô giảm sức cản của gió đối với xe, qua đó, giảm độ tiêu hao nhiên liệu của phương tiện hơn nữa.

4. Tắt các thiết bị không cần thiết

Trong trường hợp nhận thấy xe đã gần hết nhiên liệu. Hãy tắt hết những tiện ích, chức năng không cần thiết có thể khiến xe của bạn tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, đây là điều quan trọng và cấp bách vào lúc này.

Những thiết bị có thể tạm tắt những tiện ích như: điều hòa ô tô, đài radio, sạc điện thoại cùng các thiết bị không cần thiết khác…

5. Lái xe xuống dốc

Có rất nhiều mẫu xe ô tô hiện đại, mới nhất đã tích hợp chức năng tiết kiệm nhiên liệu như tự động tắt kim phun nhiên liệu khi xe ô tô đang đổ dốc… Khi sử dụng chức năng này, tài xế đặc biệt lưu ý không về số 0 – bởi khi về số 0, ô tô sẽ cần nhiên liệu để giữ cho động cơ hoạt động và vận hành.

* Cách lái xe ô tô tiết kiệm xăng

– Nên lái xe tốc độ vừa phải: Lái xe với tốc độ khoảng từ 50 km – 90km/h sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ ước tính, chạy trong khoảng này sẽ cải thiện 10 – 15% mức độ tiêu thụ nhiên liệu.

– Không tăng/giảm tốc đột ngột: Việc đạp mạnh chân ga nhằm tăng tốc nhanh rồi lại phanh đột ngột rất hại máy và khiến xe tốn xăng hơn gấp 4 lần.

– Đổ nhiên liệu khi kim đồng hồ báo gần hết: Không nên để xe hết xăng hoàn toàn rồi mới đổ, giải pháp tối ưu là hãy đổ xăng khi kim xăng còn ít hơn nửa bình và chưa chạm đến mức “đỏ”.

– Không mang quá nhiều đạc: Cứ chở thêm 50 kg hành lý xe sẽ tiêu tốn thêm 2% nhiên liệu. Do đó, cách đơn giản nhất để làm giảm lượng tiêu hao nhiên liệu là bỏ hết đồ đạc thừa khỏi xe và chỉ để lại những thứ sự cần thiết.