Xe số tự động là gì? Ưu nhược điểm của xe số tự động

714

Xe số tự động là gì mà ngày nay loại xe này được ưa chuộng hơn hẳn nhất là các bạn trẻ và chị em phụ nữ, hãy tham khảo bài viết của Giao Thông Việt Nam dưới đây.

Xe số tự động là gì?

Xe số tự động là loại xe ô tô mà việc tăng giảm số sẽ do hệ thống trên xe thực hiện tự động. Phù hợp với sức tải thực tế và tốc độ của xe. Xe số tự động cơ chế hoạt động khác biệt với loại còn lại là xe số sàn (còn gọi là xe số tay).

Xe số tự động là gì? là loại xe ô tô mà việc tăng giảm số sẽ do hệ thống trên xe thực hiện tự động

Phân loại xe số tự động

Bạn sẽ để ý thấy điểm khác biệt trên xe số tự động so với xe số sàn. Trên xe sẽ không có chân côn như ở xe số sàn và cần số tự động thường có các chữ P-R-N-D. Sử dụng loại xe này không có gì phức tạp cả. Thao tác điều khiển đơn giản là đạp ga để xe chuyển động hoặc tăng tốc. Và khi cần thì nhả ga, đạp phanh để xe giảm tốc và dừng lại.

Cùng là xe số tự động nhưng có sự khác biệt về hộp số, có 2 loại hộp số cần phân biệt:

Hộp số tự động vô cấp CVT
Hộp số tự động vô cấp CVT

Tự động vô cấp CVT (Continuously Variable Transmission): truyền động bằng dây đai, với 2 puly của bộ truyền động có thể thay đổi được đường kính. Cho phép bộ truyền động này có thể tạo ra vô số tỷ số truyền 1 cách liên tục chứ không tách biệt riêng rẽ các số.

Tự động có cấp số: sử dụng các cặp bánh răng để truyền động, thường có 5 – 7 cấp số tùy dòng xe và hãng xe.

Những ký hiệu cơ bản trên xe số tự động

Các ký hiệu cơ bản của số tự động

– P (Parking) = đậu/đỗ xe

– R (Reverse) = lùi xe

– N (Neutral) = trạng thái tự do

– D (Drive) = số tiến

Tùy thuộc vào dòng xe sẽ có thêm các ký hiệu và chức năng khác như:

– M (Manual): (+ -) Vận hành như số sàn, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại (gạt về dấu “+” là tăng số, dấu “-“ là giảm số)

– S (Sport): Số kiểu thể thao, gần giống như chế độ M kể trên để chuyển số theo ý muốn người lái.

– D1 (Drive 1), D2 (Drive 2): Sử dụng khi cần đi tốc độ chậm, đường khó đi hoặc tăng tốc. Tuy nhiên số này được dùng rất hiệu quả khi hỗ trợ đổ đèo an toàn.

– OD (Overdrive): Số để vượt tốc, đổ đèo

– L (Low): Số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc

– B (Brake): Số hãm, tương tự như số L. Dùng để hãm tốc bằng động cơ khi xe xuống dốc

Ưu nhược điểm của xe số tự động là gì?

Ưu điểm của xe số tự động

Ưu điểm lớn nhất của xe số tự động là gì? Đó chính là thao tác thuận tiện, đơn giản vì không cần phải phối hợp ga-côn-số khi thay đổi tốc độ xe. Việc thay đổi số sẽ được hệ thống trên xe tự thực hiện.

Dòng xe này sẽ làm cho bạn cảm thấy cực kỳ hữu ích khi đi trên đường đô thị những chỗ đông người. Hoặc những lúc tắc đường.

Nói cách khác, để đơn giản cho bạn dễ hiểu, hãy coi xe số tự động giống như một chiếc xe máy tay ga. Sẽ dễ dàng di chuyển và vận hành hơn so với một chiếc xe máy số.

Ngoài ra, một ưu điểm nữa của xe số tự động là ít chết máy và không bị giật cục khi đi với vận tốc chậm nữa. Đặc tính này sẽ rất phù hợp với người mới lái xe. Vì với tay lái còn yếu ớt, bạn sẽ không còn phải lo sợ xe chết máy trên đường đông đúc hay dừng đèn đỏ. Việc đổ đèo, hay đi đường dốc cũng sẽ an toàn hơn.

Nhược điểm của số tự động

Vậy nhược điểm của xe số tự động là gì? Theo như cánh lái xe lâu năm cảm nhận, họ cảm thấy chạy xe số tự động không nhạy không bốc như xe số tay. Và thiếu cảm giác phiêu của xe số sàn.

Trong những trường hợp cần thiết, nếu lái xe số tự động tài xế không tự điều chỉnh số được theo ý mình. Tài xế can thiệp trực tiếp để đảm bảo tính tối ưu.

Khắc phục điều này, hiện nay hầu hết các xe tự động đều trang bị số bán tự động. Cho phép tài xế chuyển sang chế độ điều khiển số bằng tay theo ý mình. Chế độ này rất phù hợp để đi địa hình khó, khi lên dốc hoặc xuống dốc dài. Cần duy trì máy khỏe và chạy tốc độ thấp.

Trường hợp “xe điên” là do nhầm lẫn chân phanh với chân ga ở xe số tự động. Đối với sử dụng số sàn thì khả năng gây tai nạn khi nhầm lẫn như vậy cũng sẽ thấp hơn. Vì khi luống cuống theo phản xạ sẽ nhả chân côn là xe chết máy.

Trên một số mẫu xe số tự động hiện nay, vị trí các số trên cần số có khoảng cách khá gần nhau vả lại nằm trên đường thẳng. Do đó, người lái xe nếu không cẩn thận, hoặc không quen xe thì rất dễ vào số nhầm. Có thể nhầm giữa số tiến (D) với số lùi (R), hoặc khi cần dừng xe trước đèn đỏ lại không về chế độ đỗ (P), mà đã buông chân phanh.

Lưu ý khi lái xe số tự động

Dựa vào những khuyết điểm trên của một chiếc xe số tự động, giao thông việt nam rút ra một số lưu ý khi lái xe số tự động để đảm bảo sự an toàn cho bạn và cả những người xung quanh.

  • Không dùng chân trái trong suốt quá trình điều khiển. Chỉ dùng chân phải để đạp ga hoặc phanh. Tuyệt đối không được dùng chân trái đạp ga, chân phải đạp phanh. Vì như vậy rất dễ nhầm lẫn, luống cuống trong các tình huống bất ngờ, dẫn tới mất kiểm soát tốc độ, gây tai nạn không đáng có.
  • Luôn đạp phanh khi chuyển số. Thói quen này sẽ giúp tránh được xe chuyển động bất thình lình, mất kiểm soát.
  • Không về số N khi xe đang di chuyển, đặc biệt là khi xuống dốc. Vì như vậy sẽ làm mất khả năng hãm bằng động cơ.
  • Không để các chai lọ hoặc các vật khác dưới sàn. Bởi vì chúng có thể lăn và gây kẹt bàn đạp phanh/ bàn đạp ga.
  • Không nên đi dép, nhất là phụ nữ. Và tuyệt đối không đi giày cao gót, guốc khi lái xe bởi vì quay dép hoặc đế dép có thể móc vào bàn đạp ga hoặc bàn đạp phanh gây cản trở việc điều khiển xe, rất dễ gây nguy hiểm

Bạn đã có những thông tin cơ bản để giải đáp được thắc mắc “xe số tự động là gì?” sau khi tham khảo bài biết này của chuyên mục tin tức. Và với những ưu nhược điểm như trên, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng loại xe tự động để có thể phát huy tối đa những lợi thế và đảm bảo lái xe an toàn.