Xe trước đâm xe sau dồn cục liên hoàn, ai đền ai?

2536

Xe trước đâm xe sau dồn cục liên hoàn, ai đền ai?

Tôi đang lưu thông trên đường thì phải phanh gấp do xe phía trước có va chạm. Tuy nhiên, cùng lúc đó có một chiếc xe phía sau đâm vào cản sau xe khiến đuôi xe bị méo. Xin hỏi trong tình huống này phải giải quyết thế nào? Ai đền ai?

Vụ tai nạn liên hoàn xảy ra trong hầm Hải Vân – Ảnh: V.N.

Tuổi Trẻ Online đã nhờ luật sư Đặng Thành Chung – Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) giải đáp thắc mắc trên, nội dung như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ thì: “Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.”

Theo đó, khi tham gia giao thông người điều khiển xe phải giữ một khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để tránh xảy ra những tình huống bất ngờ, không xử lý kịp và gây ra tai nạn.

Tùy thuộc vào tình hình thời tiết, địa hình cũng như tốc độ di chuyển có những khoảng cách an toàn khác nhau.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 12 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi lưu thông trên đường như sau:

1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.

2. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Mặt khác, theo quy định tại điều 584 Bộ luật dân sự 2015, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ 4 yếu tố sau:

1/ Phải có thiệt hại xảy ra.

2/ Phải có hành vi trái pháp luật.

3/ Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

4/ Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

Như vậy, trong trường hợp này để xem xét xem phải giải quyết ai là người phải đền bù thì phải xác định được xe nào đã có hành vi vi phạm dẫn đến thiệt hại xảy ra.

Trong trường hợp bạn thực hiện đúng quy định về tốc độ khoảng cách, mà xe máy đằng sau lại không tuân thủ về khoảng cách tốc độ nên không kiểm soát được đã đâm vào đuôi xe bạn, thì bạn có thể yêu cầu xe máy đền bù thiệt hại đó theo quy định của pháp luật.

Những tình huống bạn luôn SAI khi xảy ra va chạm trên đường

Biết để chạy xe cẩn thận hơn, không phải gặp rắc rối vì thiếu hiểu biết.

Đâm từ phía sau

Trường hợp này rất phổ biến và khi đó, gần như 99% là bạn sai.

Cho dù xe trước có thắng gấp, dừng đột ngột đi chăng nữa mà bạn không giữ khoảng cách an toàn, không lái xe tập trung mà đâm vào đuôi xe trước thì bạn sẽ sai và chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho xe phía trước.

Đâm phía sau xe trước cho dù họ thắng gắp thì bạn vẫn sai vì không giữ khoảng cách

Trong trường hợp tai nạn liên hoàn, 3-4-5 hay nhiều xe đâm dồn toa vào nhau thì xe sau sẽ chịu trách nhiệm với xe phía trước.

Trường hợp bạn phanh lại kịp thời nhưng lại bị xe phía sau đâm vào đẩy tới đâm tiếp vào xe phía trước, nếu bạn có clip từ camera hành trình chứng minh đã phanh lại an toàn trước đó thì có thể không hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.

Xe vừa đâm phía sau bạn sẽ chịu trách nhiệm.

Trường hợp tai nạn dồn toa liên hoàn

Luôn giữ khoảng cách an toàn và chạy xe tập trung, chạy càng nhanh thì giữ khoảng cách càng xa.

Xe hơi đắt tiền hay rẻ tiền – Nhận biết để né xa khi đi trên đường
Nếu chạy gần và bất cẩn đâm vào xe đắt tiền, nếu sai thì bán xe cũng không đền bù nổi.

Lấn làn, vượt xe

Trường hợp này quá rõ nhưng nhiều người sẽ hỏi “vạch kẻ đường nét đứt, luật cho phép vượt thì sao?”

Trường hợp này bạn phải hiểu rõ rằng “Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt.”

Lấn làn, vượt ẩu rồi đâm vào xe ngược chiều thì bạn sai hoàn toàn

Vì vậy cho dù vượt ở nơi cho phép vượt nhưng khi va chạm với xe ngược chiều đi đúng làn đường thì bạn đã hoàn tòan sai.

Anh em nào mới biết lái xe hơi cũng đều mắc phải những sai lầm này.

 

Chuyển hướng/ Chuyển làn

Luật quy định rõ, khi bạn rẽ trái/phải/quay đầu bạn phải nhường đường cho các xe khác đang đi thẳng.

Khi chuyển làn đường cũng vậy, phải nhường cho các xe đang đi trên làn đường mà bạn muốn chuyển sang.

Khi chuyển hướng, chuyển làn mà va chạm với xe đi thẳng bạn gần như nắm chắc phần thiệt thòi

Ngoài ra, khi vào vòng xoay phải nhường cho xe đi từ bên trái. Từ trong đường nhỏ ra phải nhường cho xe trên đường lớn, đường ưu tiên.

Nếu va chạm xảy ra, bạn gần như chắc chắn sai và phải chịu đền bù cho các xe khác.

Khi nào anh em lái xe dễ gây tai nạn nhất?
Không phải là khi mới học lái xe, mà sau 1-2 năm khi anh em đã tự tin rằng mình là tay lái lụa.

Lùi xe

Một trường hợp xe trắng lùi xe mất kiểm soát rồi đâm vào xe đen phía sau

Khi lùi xe bạn phải chú ý và nhường cho các xe khác trên đường.

Đừng bao giờ có tư tưởng các xe khác sẽ phải né bạn khi bạn đang lùi. Khi tai nạn xảy ra, bạn hoàn toàn sai và chịu trách nhiệm.

Mỗi khi ra đường thấy một phụ nữ nào đang lái xe hơi, tôi lại sợ hãi và không dám chạy gần!

Vượt đèn đỏ, quá tốc độ, quá nồng độ cồn

Lái xe trên đường phải luôn cẩn thận và biết đâu là giới hạn

Những trường hợp này thì đã quá rõ ràng, chắc chắn bạn sai khi xảy ra tai nạn, bị xử phạt rất nặng thậm chí ngồi tù nếu gây tai nạn nghiêm trọng.

Chúc các bạn lái xe an toàn nhé!