Giao thông đô thị Hà Nội và những “kế” cho tương lai

1152

Tổng cộng đã có hơn 20 công trình nghiên cứu được đưa ra nhằm đóng góp và thảo luận trong Hội thảo “Phát triển bền vững giao thông đô thị Hà Nội” như VTC News đã đưa tin.

Trong bối cảnh chung, mọi đóng góp đều xác định Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế theo nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 29/5/2008, đồng thời để chào mừng Đại Lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, cần phải có những hiến kế đột phá và tư vấn phản biện cho quy hoạch phát triển bền vững giao thông đô thị Hà Nội. VTC News xin lược thuật lại một số đóng góp tiêu biểu được những chuyên gia đánh giá cao trong Hội thảo lần này để quý độc giả được biết và đóng góp ý kiến cho một Quy hoạch Hà Nội trong tương lai.

Ông Peter Midgley phát biểu trước Hội thảo về những hiến kế cho giao thông đô thị Hà Nội.


Trong bài đóng góp của PGS.TS Lưu Đức Hải, Cục trưởng Cục phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng về “Quy hoạch giao thông Hà Nội phát triển bền vững”, ông đã dẫn chứng khái niệm về “hát triển bền vững” – là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Trên cơ sở đó đưa ra khái niệm về “Quy hoạch giao thông đô thị bền vững”. Từ đó giao thông đô thị Hà Nội cần phải đảm bảo được 3 mục tiêu: Về kinh tế, cần thiết lập được một hệ thống giao thông hỗ trợ tốt cho việc phát triển kinh tế đô thị và chi phí hợp lý. Về khía cạnh xã hội, hệ thống giao thông phải đảm bảo quyền đi lại cho mọi đối tượng trong xã hội. Về khía cạnh môi trường, phát triển không gây ô nhiễm, đảm bảo vấn đề về bảo vệ môi trường.

Ông nêu rõ, cần phải có chiến lược phát triển giao thông xác định trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Ngoài việc xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông đô thị mới và hiện có, cần đặc biệt quan tâm tới việc phát triển giao thông công cộng, hạn chế các phương tiện cá nhân có động cơ, khuyến khích sử dụng phương tiện không sử dụng năng lượng hóa thạch. Kiểm soát các loại xe lưu thông vào trung tâm thành phố; Kiểm soát việc đỗ xe ở trung tâm thành phố; Xây dựng các nhà ga đường sắt nội đô; Bố trí các bến xe buýt, nâng cấp dịch vụ giao thông công cộng; Bố trí lại không gian cho người đi bộ…

Hà Nội sẽ khuyến khích người dân sử dụng những phương tiện năng lượng sạch, đặc biệt là xe đạp trong tương lai.


Trong Hội thảo, Tiến sĩ Trần Đức Vũ, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội đã trình bày các dự án đầu tư phát triển giao thông vận tải Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến 2030. Trong đó đặc biệt chú ý tới việc xây dựng các tuyến vành đai giao thông đô thị, như khu vực Vành đai II xây dựng mới với tổng chiều dài khoảng 43,6 km theo trục Vĩnh Tuy – Minh Khai – Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở – Cầu Giấy – Bưởi – Nhật Tân – Vĩnh Ngọc – Đông Hội…và đầu tư một số đoạn đường trên cao từ Ngã Tư Sở – Ngã Tư Vọng – Minh khai – Cầu Vĩnh Tuy. Xây dựng một số trục giao thông kết nối các khu vực như: Trục Tây Thăng Long, Trục Thăng Long, Trục Sơn Tây – Miếu Môn – Hương Sơn, Trục Miếu Môn – Hồng Vân, Trục Đỗ Xá – Quan Sơn, Trục phía Nam qua các huyện: Thanh Oai – Ứng Hòa – Phú Xuyên….

PGS.TS Nguyễn Quang Đạo, Giảng viên Trường Đại học Xây Dựng đã đóng góp thẳng thắn ý kiến của mình với quy hoạch Hà Nội “để Hà Nội mới có thể phát triển xứng tầm thủ đô của một quốc gia với hơn 100 triệu dân trong tương lai”. Ông nghiêm túc nhận xét giao thông Hà Nội hiện nay có chất lượng rất yếu kém và nguyên nhân cơ bản là vấn đề công tác Quy hoạch còn chưa đầy đủ, thiếu tính tổng quát và chiều sâu. Ông lấy đưa ra một ví dụ:  Nếu trong tương lai Trung tâm hành chính quốc gia dời lên Ba Vì thì khách làm việc với Trung tâm hành chính muốn đến thẳng Ba Vì bằng máy bay hay muốn đến Ba Vì bằng đường bộ đi từ Nội Bài? Chúng ta làm đường cao tốc để nối liền Nội Bài với Ba Vì có thể sẽ không trúng nhu cầu của khách đi Ba Vì.

GS. TSKH Nguyễn Xuân Trục, Ủy viên Ban Chấp hành Hội KHKT Cầu Đường Việt Nam đã đưa ra các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan tới quy hoạch để đảm bảo tính hiện đại và hội nhập với tiêu chuẩn của một nước phát triển. Do vậy việc quy hoạch muốn thành công và có tầm nhìn chiến lược dài lâu cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn mang tính Quốc tế trên để tránh tình trạng “chưa làm mà đã lạc hậu”.

Về Dự án phát triển đường sắt đô thị Hà Nội, TS Lưu Xuân Hùng, Phó GD Ban Dự án đường sắt Đô thị HN đã đưa ra các tuyến đường sắt đô thị quan trọng của Hà Nội đến năm 2020 bao gồm các tuyến: Tuyến Ngọc Hồi – Yên Viên, Như Quỳnh dài 38,7 km; Tuyến Nội Bài – Trung tâm Thành phố – Thượng Đình dài 35,2 km; Tuyến Nhổn – ga Hà Nội – Hoàng Mai dài 21 km; Tuyến Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy/Hoàng Mai – Thanh Xuân – Từ Liêm – Thượng Cát – Mê Linh dài 53,1 km; Tuyến Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc, những tuyến giao thông này đã được Chính phủ phê duyệt, cần có những đóng góp hơn nữa từ các chuyên gia về giải pháp thực hiện để tạo ra một diện mạo mới trong giao thông đường sắt đô thị Hà Nội.

Xây dựng các tuyến đường sắt đô thị quan trọng của Hà Nội đến 2020.


Đặc biệt, Hội thảo đã được lắng nghe bản trình bày của ông Peter Midgley, Nhà hoạt động về chủ đề giao thông đô thị thuộc tổ chức Hợp tác tổ chức vận tải toàn cầu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm về vận tải giao thông đô thị, nghiên cứu và phát triển ở nhiều đô thị lớn trên thế giới như ở Pháp, Brazil, Ấn Độ và nhiều thành phố lớn ở Châu Âu ông đã đưa ra một số giải pháp cần thiết “đẩy” và “kéo” trong quản lý giao thông đô thị.

Đó là: Cần phối hợp việc sử dụng đất với quy hoạch giao thông vận tải; Phát triển và cải thiện vận tải công cộng; Khuyến khích việc đi xe đạp và đi bộ; Quản lý hàng hóa đô thị; Quản lý bãi đỗ xe; Thu phí đường bộ đi bộ; Hạn chế sự tiếp cận đối với phương tiện đường bộ gây ô nhiễm… Ông đưa ra nhiều hình ảnh và phân tích các giải pháp giao thông trên thế giới và hiệu quả của nó tới tình trạng giao thông đô thị Hà Nội hiện nay. Ông nhấn mạnh đó là điều cần thiết nếu Hà Nội thực sự muốn thoát khỏi tình trạng giao thông đô thị “khủng khiếp” như hiện nay.

Trên đây chỉ là một trong số những đóng góp cho việc phát triển giao thông đô thị Hà Nội bền vững và tại Hội thảo còn rất nhiều bản đóng góp có giá trị khác VTC News chưa thể phản ánh hết. Quý độc giả quan tâm tới việc “hiến kế” cho giao thông Hà Nội xin gửi ý kiến đóng góp về địa chỉ toasoan@vtc.vn hoặc gửi đến Sở GT&VT Hà Nội – Số 2 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội.

Luật Nguyên ( theo VTC News)

=======================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI


CÔNG TY LUẬT DRAGON


Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long


Tư vấn và cung cấp dịch vụ
Mức xử phạt các lỗi
Cấp lại giấy phép lái xe
Cấp lại biển số xe
Trách nhiệm khi gây tai nạn
Sang tên đổi chủ phương tiện
Khiếu nại - Khiếu kiện CSGT
Tư vấn bảo hiểm xe
Tư vấn pháp lý chủ tàu thuyền vi phạm
Cấp phù hiệu xe

Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.


Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội


Tổng đài: 1900 599 979 


Hotline: 098.301.9109


Email: dragonlawfirm@gmail.com

Hệ thống Website:


www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.giaothongvietnam.vn