Gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

4139

Một trong những rủi ro mà mọi người đều quan tâm khi xảy ra tai nạn giao thông là có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ? Phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn như thế nào ? Luật Dragon tư vấn và giải đáp cụ thể:

Gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Gây tai nạn giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, với mức tù phạt từ 1 năm đến 15 năm (tùy theo thiệt hại thực tế xảy ra)

Trong trường hợp của bạn có thể thấy người điều khiển xe ô tô đã có hành vi vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ, với lỗi không chú ý quan sát. Theo quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm là một trong những dấu hiệu cơ bản của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Bộ luật dân sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017)

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: …

Dấu hiệu thứ hai của tội này bắt buộc phải có đó là hậu quả xảy ra đối với người bị hại (thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản):

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. …

Đối với trường hợp gây thương tích cho một người thì tỷ lệ thương tật tối thiểu là 61%.

Đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn mặc dù đã có thiệt hại xảy ra, nhưng thiệt hại chưa đến nmc truy cứu trách nhiệm hình sự (chưa đến 61%). Vì thế trong tình huống này, người điều khiển xe ô tô sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?

2. Chi phí bồi thường thiệt hại về dân sự:

Mặc dù hậu quả chưa thỏa mãn để cấu thành tội phạm, nhưng không có nghĩa là vì thế mà hành vi gây tai nạn không phải chịu trách nhiệm gì. Người gây thiệt hại khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải có trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại xảy ra cho người khác, cụ thể trong trường hợp của bạn là bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho chồng của bạn.

Mức bồi thường thiệt hại do các bên tự thỏa thuận với nhau, khoản bồi thường thiệt hại mà người điều khiển vi phạm phải thực hiện dựa trên các căn cứ dưới đây: căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

Trong đó:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại là tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu.vv.. theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ…

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được hiểu như sau:

Trước khi xảy ra tai nạn, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu có thu nhập nhưng không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Trường hợp thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị:

Chi phí hợp lý được hiểu là: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người chăm sóc: được tính như thu nhập thực tế bị mất, giảm sút của người bị thiệt hại như đã phân tích ở trên.

Bên cạnh các khoản bồi thường, người gây thương tích cho người khác còn phải bồi thường tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật sư công ty luật Dragon về trách nhiệm của người gây tai nạn giao thông, bạn có thể tham khảo để có hướng thỏa thuận giữa hai bên.

TƯ VẤN LUẬT GIAO THÔNG MIỄN PHÍ – TƯ VẤN THỦ TỤC THUÊ LUẬT SƯ KHI BỊ KHỞI TỐ HÌNH SỰ TAI NẠN GIAO THÔNG

 

 

 

 

=======================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI


CÔNG TY LUẬT DRAGON


Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long


Tư vấn và cung cấp dịch vụ
Mức xử phạt các lỗi
Cấp lại giấy phép lái xe
Cấp lại biển số xe
Trách nhiệm khi gây tai nạn
Sang tên đổi chủ phương tiện
Khiếu nại - Khiếu kiện CSGT
Tư vấn bảo hiểm xe
Tư vấn pháp lý chủ tàu thuyền vi phạm
Cấp phù hiệu xe

Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.


Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội


Tổng đài: 1900 599 979 


Hotline: 098.301.9109


Email: dragonlawfirm@gmail.com

Hệ thống Website:


www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.giaothongvietnam.vn