Bỏ túi những kinh nghiệm xử lý khi va chạm giao thông.

3346

Kinh nghiệm xử lý khi va chạm giao thông trong êm đẹp. Giải quyết va chạm giao thông một cách thuận tình, thuận lý và đảm vệ quyền lợi cho cả hai bên.

Khi xảy ra va chạm hay tai nạn giao thông. Việc quan trọng cả hai bên cần làm là kiềm chế bản thân, giữ bình tĩnh để cùng nhau giải quyết. Để tránh những hệ lụy đáng tiếc, huongdanlaixeantoan.com đã tổng hợp lại một số lời khuyên của Tiến sỹ Đoàn Văn Báu (chuyên gia tâm lý tội phạm) tới việc xử lý trường hợp này như sau:

Kinh nghiệm xử lý khi va chạm giao thông khi đi ô tô

Trường hợp người điều khiển ô tô va chạm với xe máy

Nếu bạn di chuyển bằng ô tô và không may va chạm với người đi xe máy. Nếu không có thiệt hại gì nhiều mà chỉ đơn giản là va chạm nhẹ, hậu quả không quá nghiêm trọng thì tài xế ô tô không nhất thiết giữ nguyên hiện trường. Tài xế cần giữ bình tĩnh và làm một số thao tác sau để đảm bảo an toàn cho mình và những phương tiện xung quanh. Như bật xi nhan xin đường rồi tấp xe vào lề phải. Kéo phanh tay, khóa cửa ngồi trên xe, hoặc có thể xuống xe, nhưng hãy nhớ khóa cửa.

Khi ô tô va chạm xe máy

Khi xuống xe, nếu thấy người bị va chạm bị thương thì hãy tìm cách đưa họ vào trong lề đường. Đề nghị đưa người bị thương đi cấp cứu. Lúc này không nên tranh cãi về lỗi ai đúng ai sai. Nếu họ đồng ý thì yêu cầu họ ngồi gần ô tô của mình. Gửi xe máy của họ cho người dân ở ven đường.

Trong trường hợp người bị va chạm không bị thương. Và cũng không có thiệt hại gì về xe cộ. Nhưng họ lại có thái độ hung hăng, thô bạo thì tài xế ô tô không nên tiến gần đến hiện trường. Tốt nhất là đứng ở lề đường, gần xe của mình vì chắc chắn người bị va chạm sẽ tìm đến nói chuyện.

Khi người bị va chạm tiến đến gần thì tài xế cần giữ bình tĩnh. Tựa lưng vào cửa xe ngay ghế tài để tránh trường hợp bị tấn công từ phía sau. Nếu như người bị hại tranh luận về lỗi thì hãy bình tĩnh cho họ nói trước. Và lắng nghe với thái độ chăm chú, cầu thị. Nếu biết rõ ràng phần lỗi thuộc về tài xế ô tô thì cần nhẹ nhàng xin lỗi và chấp nhận thương lượng bồi thường nếu họ yêu cầu.

Xử lý va chạm 1 cách hiền hòa

Lưu ý

Nhưng nếu họ đòi bồi thường quá cao, vô lý và có biểu hiện ăn vạ, lợi dụng áp lực từ đám đông. Lúc này tài xế cần tạo cớ trì hoãn để nhờ sự giúp đỡ từ cơ quan chức năng. Tài xế hãy lấy lý do là không mang nhiều tiền trong người, cần gọi điện cho người thân. Sau đó vào ô tô khóa cửa lại và gọi cho cơ quan công an gần nhất để xin trợ giúp.

Nếu xác định phần lỗi thuộc về người đi xe máy thì hãy để họ nói xong. Sau đó tài xế ô tô mới nhẹ nhàng phân tích dựa trên cơ sở luật Giao thông đường bộ. Khi thấy họ đã nhận thức được lỗi sai của mình thì mới tính đến việc bồi thường cho ô tô.

Lưu ý khi xử lý va chạm

Nếu người va chạm không tiếp thu và có thái độ hung hãn không thiện chí nói chuyện. Và có biểu hiện muốn dùng vũ lực thì tài xế ô tô nên giữ khoảng cách 2m để đảm bảo an toàn cho mình. Còn nếu trong tình huống người bị va chạm có đồng bọn, tài xế nên ngồi trong xe. Để ránh bị đánh hội đồng và nhanh chóng gọi sự trợ giúp từ phía cơ quan công an.

Trong tình huống bạn đã ở trong xe mà đám đông có biểu hiện đập phá cửa. Nhận thấy nguy hiểm, tài xế cần tính toán để chạy thoát thân. Thông thường những họ sẽ dùng xe máy để chặn đầu xe ô tô. Tài xế hãy lùi xe thật nhanh sau đó lái xe vượt qua sự ngăn cản.

Trường hợp người đi xe máy va chạm với ô tô nhưng bỏ chạy. Nếu thấy đường vắng có thể đuổi theo yêu cầu họ dừng lại để giải quyết. Còn nếu đường đông thì tuyệt đối không nên đuổi theo để tránh gây ra tai nạn.

Trường hợp người điều khiển ô tô va chạm với ô tô

Theo như kinh nghiệm xử lý khi va chạm giao thông mà chuyên gia khuyên. Thì trong trường hợp này, tài xế cần dừng xe tại hiện trường, kéo phanh tay, khóa cửa khi rời xe để giải quyết.

Khi thương lượng, nhận thấy họ có thái độ ôn hòa nên đề nghị lái xe tấp vào lề đường để tránh ùn tắc giao thông. Nếu va chạm dẫn đến thiệt hại nặng, tốt nhất bạn nên giữ nguyên hiện trường và nhờ sự giải quyết của cơ quan chức năng. Yêu cầu đơn vị bảo hiểm ghi nhận lại vụ việc (nếu có).

Xử lý khi 2 ô tô va chạm với nhau

Trường hợp nếu nhận thấy người va chạm có thái độ gây hấn, muốn sử dụng vũ lực…. Bạn cần phải giữ khoảng cách an toàn. Nếu bị tấn công, bạn hãy chạy vòng quanh xe để tránh đòn. Sau đó tránh xa hoặc vào trong xe, đóng cửa lại. Và nhanh chóng gọi ngay cho cơ quan công an gần nhất đến giải quyết.

Kinh nghiệm xử lý khi va chạm giao thông khi đi xe máy

Trường hợp người điều khiển xe máy va chạm với ô tô

Khi người điều khiển xe máy va chạm các phương tiện khác như ô tô. Dù có lỗi cũng không nên bỏ chạy mà hãy bình tĩnh cùng nhau giải quyết. Đầu tiên, người gây va chạm cần phải nhẹ nhàng xin lỗi tài xế ô tô, thương lượng bồi thường. Nếu tài xế ô tô đòi mức bồi thường quá cao, vô lý, thương lượng không thành có thể gọi điện báo cơ quan công an xin trợ giúp giải quyết.

Trường hợp nhận thấy tài xế xe hơi có thái độ hung hăng, muốn dùng vũ lực. Người điều khiển xe máy cần giữ khoảng cách an toàn khoảng 2m để đảm bảo an toàn cho mình.

Trường hợp ô tô va chạm mà bỏ chạy không dừng lại để giải quyết mà bỏ chạy, nếu xét thấy không bị thiệt hại quá nghiêm trọng, người lái xe máy nên bỏ qua.

Nếu bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc nhận thấy lái xe ô tô có thể gây nguy hiểm cho người khác. Bạn cần ghi nhận đặc điểm ô tô sau đó báo với cơ quan công an để được xử lý. Tuyệt đối không liều lĩnh đuổi theo. Có hành vi quá khích dẫn đến hành vi vi phạm tội hoặc gây tai nạn giao thông.

Trường hợp người điều khiển xe máy va chạm với xe máy khác

Nếu nhận thấy lỗi thuộc về mình. Người điều khiển xe máy cần chủ động nhẹ nhàng xin lỗi người va chạm. Mong được bỏ qua, đề nghị bồi thường thiệt hại. Trong lúc thương lượng giải quyết, bạn cần khóa cổ xe. Kiểm tra và cất giữ tài sản mang theo tránh bị kẻ gian lợi dụng trộm cắp.

Kinh nghiệm xử lý khi va chạm xe máy

Nếu họ đòi hỏi bồi thường vô lý, hãy trì hoãn kéo dài thời gian. Sau đó kín đáo báo cơ quan công an gần nhất nhờ trợ giúp. Nếu họ có biểu hiện hung hãn, cố tình gây hấn, sử dụng vũ lực. Bạn cần phải giữ khoảng cách an toàn.

Trường hợp nhận thấy lỗi thuộc về người điều khiển xe máy khác. Nếu hậu quả không quá nghiêm trọng, cho dù họ có xin lỗi hay không thì cũng nên bỏ qua. Không nên có thái độ căng thẳng dùng những từ gây ức chế cho người bị va chạm. Hoặc cố tình gây khó khăn cho họ.

Lưu ý
Nếu người va chạm có lỗi nhưng không nhận lỗi mà cố tình tranh cãi, tạo cớ gây hấn. Lúc này người điều khiển xe máy cần bình tĩnh, đề nghị họ tấp xe vào lề để giải quyết.

Đầu tiên, cứ để họ nói, tỏ thái độ chú ý lắng nghe, sau đó mới phân tích đúng sai dựa vào luật Giao thông đường bộ để họ nhận ra được lỗi. Khi họ chấp nhận, nếu thiệt hại nghiêm trọng bạn yêu cầu bồi thường hợp lý, không nghiêm trọng có thể bỏ qua.

Trường hợp, người va chạm sau khi nghe giải thích vẫn không nhận lỗi và có thái độ gây hấn. Và muốn sử dụng vũ lực để giải quyết. Lúc này người điều khiển xe máy không nên chỉ quan tâm đến tài sản. Mà phải giữ khoảng để đảm bảo an toàn cho mình. Hãy cố gắng thoát ra ngoài và cần phải báo ngay với cơ quan công an sở tại để ghi nhận, xử lý vụ việc.

Trong mọi trường hợp, khi tai nạn giao thông xảy ra, bạn nên nhớ, giữ thái độ bình tĩnh là tuyệt chiêu để giải quyết vấn đề một cách êm đẹp nhất. Hãy bỏ túi và nắm rõ kinh nghiệm xử lý tai nạn giao thông mà chuyên mục tin tức cung cấp để luôn có cách giải quyết văn minh, ít rủi ro nhất khi tham gia giao thông.