Hệ thống kiểm soát lực kéo là một trong những tính năng an toàn quan trọng được trang bị trên hầu hết mọi dòng xe ô tô hiện nay.
Cấu tạo của hệ thống kiểm soát lực kéo
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS sử dụng chung các cảm biến tốc độ với hệ thống chống bó cứng phanh ABS, được lắp đặt trên bốn bánh xe nhằm theo dõi tốc độ của từng bánh trong quá trình vận hành. Tốc độ của các bánh xe sẽ được truyền đến bộ điều khiển điện tử ECU (trên một số dòng xe cao cấp, hệ thống kiểm soát lực kéo được trang bị một bộ điều khiển điện tử ECU riêng, gọi là ECU TCS).
ECU xử lý thông tin từ các cảm biến tốc độ trên bánh xe đồng thời giám sát tốc độ thực tế của ô tô và can thiệp vào hệ thống phanh, ga trong trường hợp có một hoặc nhiều bánh quay nhanh hơn các bánh còn lại. Việc này được thực hiện thông qua một dây cáp kết nối với van điều khiển lực kéo tự động (ATC).
Ngoài ra, hệ thống kiểm soát lực kéo còn bao gồm một số bộ phận từ các hệ thống an toàn khác cài đặt sẵn trên xe, cùng tham gia vào quá trình kiểm soát lực kéo như: bộ chấp hành phanh, cảm biến gia tốc, cảm biến độ lệch thân xe, các cảm biến và bộ chấp hành của hệ thống ga. Trong một số trường hợp nhất định, hệ thống này có thể được bật/tắt một cách dễ dàng thông qua công tắc điều khiển trên xe.
Nguyên lý hoạt động hệ thống kiểm soát lực kéo
Nguyên lý hệ thống kiểm soát lực kéo được thiết kế để theo dõi các bánh xe và liên tục phát tín hiệu đến hệ thống điều khiển ECU nhằm giám sát và tính toán tốc độ thực tế của từng bánh.
Nếu người lái thấy đèn kiểm soát nhấp nháy khi xe đang chạy, có nghĩa hệ thống đang hoạt động tích cực và ngăn chặn hiện tượng một hoặc nhiều bánh xe quay nhanh hơn gây mất ổn định. Tình trạng này thường xảy ra khi người lái đột ngột tăng tốc trong các khúc cua khiến bánh xe trượt dài theo phương ngang, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
Trong trường hợp này, hệ thống kiểm soát lực kéo ô tô (thường được kết hợp với một bộ phận điều khiển khác, chẳng hạn như mô-đun ABS) nhận biết tình trạng tiếp xúc giữa mặt đường và bánh xe cũng như nhanh chóng phát hiện nếu một hoặc nhiều bánh xe quay nhanh hơn đáng kể so với các bánh còn lại.
Lúc này, tín hiệu sẽ được truyền đến ECU để phân bổ một lực phanh nhất định tới vị trí đó, đồng thời can thiệp vào hệ thống ga bằng cách tăng/giảm ga, hãm tia đánh lửa hoặc ngắt vòi phun nhiên liệu. Từ đó, lực momen xoắn từ động cơ truyền xuống vị trí tương ứng sẽ giảm đi, giúp xe lấy lại trạng thái ổn định và hạn chế hiện tượng trượt ngang ảnh hưởng đến an toàn của người lái.
Theo Cartimes
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI CÔNG TY LUẬT DRAGON Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long |
Tư vấn và cung cấp dịch vụ |
Mức xử phạt các lỗi Cấp lại giấy phép lái xe Cấp lại biển số xe Trách nhiệm khi gây tai nạn Sang tên đổi chủ phương tiện Khiếu nại - Khiếu kiện CSGT Tư vấn bảo hiểm xe Tư vấn pháp lý chủ tàu thuyền vi phạm Cấp phù hiệu xe |
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội |
Tổng đài: 1900 599 979 Hotline: 098.301.9109 Email: dragonlawfirm@gmail.com |
Hệ thống Website: www.vanphongluatsu.com.vn |