Nước ta có điều kiện tự nhiên và đặc thù về vị trí địa lý nên các tuyến giao thông nội địa như đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng Bắc – Nam, riêng các tuyến giao thông nội thủy thì chủ yếu theo hướng Đông – Tây dựa theo các con sông lớn đều đổ từ hướng tây ra biển.
Do Hệ thống giao thông trên đất liền và trên biển có kiến trúc khá đa dạng nên vấn đề An toàn giao thông nói chung và An toàn giao thông trên Biển nói riêng đang là mối quan tâm của nhiều Bộ ngành từ Trung ương đến địa phương. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế và giảm thiểu tối đa số lượng các vụ tai nạn giao thông trên biển, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản luật quy định nghĩa vụ và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và phương tiện khi tham gia giao thông phải tuân theo những quy định bắt buộc về an toàn giao thông tại Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005, cùng nhiều văn bản quy định có liên quan khác.
Luật Giao thông Đường thủy Nội địa năm 2004 chỉ rõ các hành vi bị cấm để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa như:
– Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.
– Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.
– Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn.
– Làm việc trên phương tiện khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; ….
Riêng đối với tàu thuyền đánh bắt thủy sản Luật này quy định rõ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng quy hoạch mạng lưới cảng cá, bến cá, khu vực hoạt động thuỷ sản trên đường thuỷ nội địa; chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đối với tàu cá hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Sau cơn bão Chan chu năm 2006 gây nhiều thiệt hại về người và tài sản cho bà con ngư dân, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 22/2006/CT-TTg ngày 30/06/2006 về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là đánh bắt xa bờ. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu: chính quyền các cấp, ngành thủy sản và các cơ quan chức năng của địa phương hướng dẫn, kiểm tra cho tàu, thuyền trưởng và ngư dân khai thác hải sản, đặc biệt là đánh bắt hải sản xa bờ phải đảm bảo các điều kiện như sau:
– Các tàu đánh bắt hải sản luôn ở trạng thái an toàn khi ra khơi, có đầy đủ các trang thiết bị an toàn cho người và tàu (phao cứu sinh, thiết bị thông tin liên lạc, …); mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên; khai báo với chính quyền và Đồn biên phòng nơi cư trú về hô hiệu và tần số liên lạc của tàu.
– Tàu thuyền khi ra, vào cảng, bến đậu phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo; phải thông báo cụ thể ngư trường đang hoạt động (vị trí, tọa độ), cho cơ quan quản lý thủy sản và thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trong quá trình hoạt động trên biển.
– Khi có tai nạn hoặc khi có bão, Thuyền trưởng phải sử dụng các biện pháp cấp bách để đưa tàu cá của mình đến nơi an toàn; thông báo cho Đài thông tin duyên hải, Đồn biên phòng gần nhất vị trí tàu cá của mình, số người có trên tàu và phát tín hiệu cấp cứu khi cần thiết; đồng thời có trách nhiệm tham gia ứng cứu khi phát hiện người và tàu cá khác bị nạn.
– Tổ chức sản xuất đánh bắt hải sản trên biển thành các tổ, đội; đặc biệt chú trọng đánh bắt xa bờ phải có các phương án tổ chức cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có bão, sự cố xảy ra.
– Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân và các chủ tàu cá hiểu rõ lợi ích, tầm quan trọng và nghĩa vụ đối với việc trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
Đến nay, hoạt động khai thác thủy sản trên biển và ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về bảo đảm an toàn giao thông trên biển đã được phần lớn các tổ chức, cá nhân, phương tiện hoạt động nghề cá nhận thức đúng và thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù tại mỗi địa phương, tập quán đánh bắt tại mỗi vùng miền nên việc chấp hành các chính sách pháp luật của Nhà nước để đảm bảo an toàn giao thông trên biển vẫn bị một bộ phận người dân coi nhẹ, chưa hoặc không thực hiện gây khó khăn cho các cơ quan hành pháp khi xử lý các vi phạm.
Với vai trò là người bạn thân thiết của bà con ngư dân, Hệ thống Đài TTDH Việt Nam mong muốn và kêu gọi tất cả bà con ngư dân hãy thực hiện nghiêm túc các chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo đảm an toàn giao thông trên biển: Tất cả vì năng suất và hiệu quả kinh tế lớn lao của mỗi chuyến ra khơi.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI CÔNG TY LUẬT DRAGON Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long |
Tư vấn và cung cấp dịch vụ |
Mức xử phạt các lỗi Cấp lại giấy phép lái xe Cấp lại biển số xe Trách nhiệm khi gây tai nạn Sang tên đổi chủ phương tiện Khiếu nại - Khiếu kiện CSGT Tư vấn bảo hiểm xe Tư vấn pháp lý chủ tàu thuyền vi phạm Cấp phù hiệu xe |
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội |
Tổng đài: 1900 599 979 Hotline: 098.301.9109 Email: dragonlawfirm@gmail.com |
Hệ thống Website: www.vanphongluatsu.com.vn |